Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Kinh doanh lĩnh vực đồ ăn, thức uống hiện nay rất phổ biến đối với con người. Theo đó, chất lượng thực phẩm cũng có vai trò quan trọng với sức khỏe mọi người. Vậy, nhà kinh doanh lĩnh vực này cần phải đáp ứng điều kiện gì? Hãy cùng Luatvn.vn tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Mời Quý khách hàng cùng tìm hiểu.

Quý khách còn chưa nắm được quy định cấp Giấy phép kinh doanh an toàn vệ sinh thực phẩm hay những thủ tục liên quan. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.

Luatvn.vn cùng với đội ngũ luật sư, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm tư vấn cho Quý khách hàng thông tin cấp Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm

I. Cơ sở pháp lý:

– Luật an toàn thực phẩm 2010.

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP

– Nghị định 17/2020/NĐ-CP

– Thông tư số 279/2016/TT-BCT

– Thông tư số 117/2018/TT-BCT

– Thông tư 43/2018/TT-BCT

II. Quy định về xin cấp Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm:

Đối tượng phải có Giấy phép:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo. Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm.

Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm hoặc vừa sản xuất vừa kinh doanh có công suất thiết kế:

+ Rượu: nhỏ hơn 03 triệu lít sản phẩm/năm;

+ Bia: nhỏ hơn 50 triệu lít sản phẩm/năm;

+ Nước giải khát: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;

+ Sữa chế biến: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;

+ Dầu thực vật: nhỏ hơn 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;

+ Bánh kẹo: nhỏ hơn 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;

+ Bột và tinh bột: nhỏ hơn 100 ngàn tấn sản phẩm/năm.

– Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật;

– Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý. Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự thực hiện cấp Giấy phép          

Bước 1: Lập hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản Lý ATTP tỉnh thành phố hay Sở Công Thương (gọi chung là cơ quan có thẩm quyền).

Bước 2:

Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp không hợp lệ thì thông báo bằng văn bản và yêu cầu bổ sung. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung mà không có phản hồi thì hủy hồ sơ.

– Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

– Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

Bước 3: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả.

Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị đầy đủ là: 

– Đơn đề nghị (mẫu 01a)

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật (bản sao).

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh).

– Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do của chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời gian giải quyết:

25 ngày làm việc.

Phí, Lệ phí:  

– Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/01 lần/ cơ sở.

– Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe): 2.500.000 đồng/lần/cơ sở.

Đây là những thông tin cần chuẩn bị để xin cấp Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm. Quý khách hàng là những đối tượng cần phải có Giấy phép và đang có nhu cầu xin Giấy phép, hãy đến với dịch vụ của Luatvn.vn. Luatvn.vn đưa ra những giải pháp hay, hiệu quả nhất để Quý khách hàng tìm hiểu.

Quý khách nên lựa chọn dịch vụ xin Giấy phép của Luatvn.vn. Tại đây, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng trong quá trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc lập, soạn thảo hồ sơ và xin cấp Giấy phép.

Trên đây là những thông tin về xin cấp Giấy phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề xin Giấy phép hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Luatvn.vn 0763.387.788

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788