So sánh các loại cổ phần trong công ty để hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ

Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi chung là cổ phần. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, cổ phần trong công ty được chia thành 2 loại chính đó là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Tuy nhiên trong cổ phần ưu đãi lại được chia thành 4 loại đó là: Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ của mỗi công ty quy định. Dưới đây là nội dung so sánh các loại cổ phần trong công ty. Từ đó giúp mọi người nắm chắc về đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng loại.

So sánh các loại cổ phần
So sánh các loại cổ phần

So sánh các loại cổ phần trong công ty như thế nào

Để giúp bạn đọc và doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về từng loại cổ phần, có cái nhìn khách quan hơn khi so sánh các loại cổ phần trong công ty, đội ngũ Luatvn.vn đã tổng hợp thông tin để có được bảng so sánh sau đây:

Cổ phần phổ thông

(CPPT)

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

(UĐBQ)

Cổ phần ưu đãi cổ tức

(UĐCT)

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

(UĐHL)

Căn cứ pháp lý

Điều 114, Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 116, Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 117, Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 118, Luật Doanh nghiệp 2014

Khái niệm

Là cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu gọi là cổ đông phổ thông.

Là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CPPT. Người sở hữu được gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết

Là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định hằng năm. Người sở hữu được gọi là cổ đông ưu đãi cổ tức

Là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của UĐHL. Người sở hữu gọi là của cổ đông ưu đãi hoàn lại

Chủ thể có quyền sở hữu

– Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

– Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần phổ thông.

Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ UĐBQ.

Do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Chuyển đổi thành loại cổ phần khác

Không thể chuyển đổi thành cổ ưu đãi

Có thời hạn trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN). Hết thời hạn này chuyển thành CPPT.

Có thể chuyển đổi thành CPPT theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Có thể chuyển đổi thành CPPT theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Có thể chuyển đổi thành CPPT theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Ưu điểm

– Được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp CPPT của cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng

– Có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CPPT

–  Được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định hằng năm

– Được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của UĐHL

Hạn chế

Trong 03 năm, kể từ ngày được cấp GCNĐKDN, CPPT của cổ đông sáng lập không chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu không được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông (Không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp)

Không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm s

Tư vấn thành lập công ty cổ phần đúng quy định

Chắc hẳn tới đây quý bạn đã biết cách so sánh các loại cổ phần trong công ty về cả chức năng, đặc điểm, hạn chế,… Nếu bạn đang băn khoăn hay còn thắc mắc điều gì có thể liên hệ ngay với Luatvn.vn để được tư vấn.

dang ky tu van mien phi

Luatvn.vn tư vấn thành lập công ty trọn gói SIÊU NHANH – SIÊU TIẾT KIỆM:

Sau khi đăng ký dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luatvn.vn quý khách hàng sẽ nhận được:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
  • Thông báo cơ quan quan thuế quản lý trực tiếp;
  • Giấy biên nhận công bố và biên lai công bố thông tin;
  • Dấu tròn công ty;
  • Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp;
  • Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
  • Tư vấn miễn phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tư vấn các thủ tục phát sinh sau khi thành lập công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, Luatvn.vn sẽ tư vấn và cung cấp trọn gói các thủ tục sau thành lập công ty cổ phần giúp doanh nghiệp có bước khởi đầu thuận lợi, nhanh chóng, an tâm về các vấn đề pháp lý khi hoạt động.

Các thủ tục sau khi thành lập công ty cổ phần khách hàng cần thực hiện như sau:

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn;
  • Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định.

Mọi thông tin chi tiết mời quý khách hàng liên hệ Hotline 0763.387.788| luatvn.vn02@gmail.com để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788