Công việc chăm sóc người già tại Nhật
“Xin chào Luatvn.vn! Cảm ơn Luatvn.vn vì đã có chuyên mục bạn đọc hỏi luật sư trả lời. Xin chia sẻ gia đình tôi muốn cho con đi xklđ Nhật Bản để có mức thu nhập cao hỗ trợ kinh tế cho gia đình. Tôi có một thắc mắc muốn hỏi luật sư là công việc chăm sóc người già tại Nhật Bản có khác ở Việt Nam không? Tôi muốn cho con đi xklđ ngành này ạ”
Anh Thái Thịnh (Hà Nam)
Luật sư trả lời:
Mục lục
Công việc chăm sóc người già tại Nhật
Trong những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, tại Nhật Bản người già ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình 5 người tại Nhật Bản thì sẽ có 1 người già và một trong số họ sẽ bị suy giảm trí nhớ trầm trọng, thậm chí là mất trí nhớ.
Nhiều người già gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân hoặc do bị bệnh và tuổi cao sức yếu nên không tự mình chăm sóc được bản thân trong sinh hoạt hàng ngày. Nhóm người này luôn cần phải có sự trợ giúp của người khác trong cuộc sống hàng ngày.
Xã hội Nhật Bản hiện nay, những công việc trợ giúp chăm sóc người già như vậy được gọi là “Kaigo” hay hộ lý, điều dưỡng.
Nhật Bản đã và đang phải đứng trước nguy cơ “cung không đủ cầu” về nguồn lực hộ lý điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi. Chính vì thế, chính phủ Nhật Bản đã và đang mở rộng cửa để đón điều dưỡng viên, hộ lý đến từ một số quốc gia khác. Việt Nam là một trong số những quốc gia có số lượng điều dưỡng, hộ lý sang Nhật nhiều nhất.
Tình trạng người già cần chăm sóc
Ở Nhật Bản, tình trạng cần chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày do bị tổn thương về thể xác và tinh thần được gọi là “tình trạng cần chăm sóc”. Cần chăm sóc được chia làm 5 mức (cần chăm sóc từ 1-5). Các mức chia như sau:
– Cần chăm sóc 1: Tự ăn uống và vệ sinh cá nhân đtiược, nhưng có những lúc ví dụ như khi đi tắm thì cần người giúp. Có chiều hướng bị bệnh tâm thần, bệnh về hành vi và suy giảm chức năng nhận thức.
– Cần chăm sóc 2: Tình trạng cần kaigo 1, cộng thêm cần giúp đỡ khi đứng dậy và đi bộ.
– Cần chăm sóc 3: Không tự làm được những việc đơn giản quanh mình như thay quần áo và lau dọn nhà cửa, đi vệ sinh, đứng lên. Có vài biểu hiện về bệnh tâm thần, bệnh về hành vi và chiều hướng suy giảm chức năng nhận thức rõ rệt.
– Cần chăm sóc 4: Tình trạng cần kaigo 3, cộng thêm không tự đứng dậy được, và hay có các vấn đề về hành vi.
– Cần chăm sóc 5: Cần giúp đỡ mọi mặt trong sinh hoạt như các sinh hoạt cá nhân, đi vệ sinh, ăn uống. Bao gồm cả “nằm liệt”. Trong tình trạng rất khó giao tiếp do có chiều hướng suy giảm chức năng nhận thức nặng.
Như vậy, bạn muốn cho con đi xklđ hộ lý điều dưỡng tại Nhật Bản là một lựa chọn hợp lý vì nhu cầu nhân lực của ngành này là rất nhiều.
Công việc chăm sóc người già ở Việt Nam và tại Nhật Bản có khác nhau không?
– Ở Việt Nam: Đối với các hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay việc chăm sóc người cao tuổi phần lớn sẽ con cháu trong nhà hoặc người giúp việc đảm nhiệm. Người Việt thường có những quan niệm về việc dưỡng lão và cho rằng để ông bà, cha mẹ đến viện dưỡng lão là không nên. Ông bà tại Việt Nam đa phần đều thích ở nhà cùng con cháu và tận hưởng những ngày cuối đời thay vì đến viện dưỡng lão. Có thể trong tâm trí họ luôn sợ con cháu sẽ không đến thăm mình thường xuyên, sợ không có người trò chuyện, sợ không có niềm vui trong cuộc sống…
– Ở Nhật Bản: Khác với Việt Nam, những người lớn tuổi thích vào việc dưỡng lão hơn, Họ cho rằng đây là một việc nên làm để con cái của họ có thể yên tâm làm việc. Sở dĩ như thế là vì khi đến các viện dưỡng lão, người cao tuổi sẽ được chăm sóc viên tiếp nhận và chăm sóc một cách chu đáo nhất. Họ không cần quá lo lắng về cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, mọi việc đều đã có điều dưỡng viên hỗ trợ, đồng thời con cháu của họ có thể đến thăm bất cứ lúc nào.
Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lý điều dưỡng
Theo khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lý điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi ở Nhật Bản, các ứng viên được tuyển chọn và đào tạo bắt đầu từ năm 2012. Sau một thời gian được đào tạo tại Việt Nam, các ứng viên phải đạt trình độ tiếng Nhật N3, đáp ứng sức khỏe và tay nghề sau một năm đào tạo miễn phí. Mức lương ở Nhật dành cho hộ lý, điều dưỡng khoảng 30 – 40 triệu đồng/tháng. Trong thời gian 3-4 năm vừa học vừa làm, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về hộ lý và điều dưỡng. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm 1 lần, ứng viên hộ lý được dự thi 1 lần vào năm thứ tư. Nếu đỗ họ sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia và được phép ở lại làm việc dài hạn tại Nhật Bản và được hưởng rất nhiều quyền lợi.
Nếu còn thắc mắc về các đơn hàng xklđ Nhật Bản bạn vui lòng liên hệ qua Hotline/Zalo: 0778.738.886 (HN) – 0763.387.788 (TP.HCM) để được Luật sư tư vấn trực tiếp chi tiết nhất nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN