Văn hóa tham gia giao thông công cộng Nhật Bản

Hiện nay, các quốc gia đang khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông nhất là giờ cao điểm. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng trật tự giao thông ổn định? Văn hóa giao thông công cộng Nhật Bản như thế nào? Cùng Luật VN tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Hiểu như thế nào về văn hóa giao thông công cộng Nhật Bản?

Trước hết, giao thông công cộng được hiểu là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử dụng phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân.

Một số phương tiện giao thông công cộng phổ biến tại Nhật gồm: tàu điện ngầm, xe bus, thang cuốn.

Còn văn hóa giao thông chính là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng. Đó là nơi tập hợp các cách thức xử sự, chấp hành quy định của pháp luật giao thông. Đó cũng là sự tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.

Văn hóa giao thông bao gồm cả hai mặt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. 

Văn hóa vật chất bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và hệ thống trang thiết bị điều hành giao thông.

Văn hóa tinh thần bao gồm hệ thống pháp luật về giao thông, cách thức thực thi pháp luật về giao thông, hành vi ứng xử của người thực thi công vụ, hành vi ứng xử và trách nhiệm của người tham gia giao thông và các vấn đề liên quan khác đến văn hóa giao thông.

Như vậy, nói đến văn hóa tham gia giao thông công cộng Nhật Bản tức là nói đến văn hóa của người đi tàu điện ngầm, xe bus hay thang cuốn.

Tìm hiểu về văn hóa tham gia giao thông công cộng Nhật Bản

Như chúng ta biết, việc tham gia giao thông bằng các phương tiện công cộng cũng đặt ra nhiều vấn đề. Điển hình là sự chen lấn, xô đẩy… khi lên xuống xe. Vì vậy, để đảm bảo trật tự chung Nhật Bản đã hình thành nền văn hóa giao thông đặc trưng.

Văn hóa khi sử dụng tàu điện ngầm

Nhắc đến Nhật Bản có lẽ chúng ta liên tưởng đến đất nước sở hữu hệ thống tàu điện ngầm dày đặc và hiện đại.

Có thể kể đến một số các quy tắc sau đây:

  • Các ga tàu đều có lối đi riêng cho người tàn tật. Ở các ga sẽ có một vệt sơn vàng, ký hiệu nổi để cho người khiếm thị có thể nhận biết được đường dành cho mình.

Hướng dẫn cách đi tàu điện ở Nhật Bản từ A đến Z

Văn hóa đợi tàu điện ngầm

  • Người ở trên tàu sẽ xuống trước, sau đó mọi người ở dưới mới xếp hàng lên lần lượt.
  • Về ghế ngồi ai đến sớm ngồi trước, đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già sẽ luôn được ưu tiên nhường ghế.
  • Hành lý được để trên giá để đồ mà không để lên ghế ngồi. Đây là sự khác biệt so với Việt Nam.
  • Để đảm bảo vệ sinh và trật tự trên xe, mọi người không được hút thuốc, vứt rác, hạn chế nói chuyện, ăn uống. Thậm chí bạn còn được yêu cầu để điện thoại ở chế độ im lặng.

Chính những quy tắc khi tham gia giao thông công cộng Nhật Bản giúp họ xây dựng đất nước văn minh. Ngoài ra, khi ở trên tàu bạn có thể tranh thủ chợp mắt hoặc đọc sách bởi không gian yên tĩnh.

Văn hóa khi sử dụng xe bus

Xe bus đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là các bạn sinh viên. Nhưng khi sang du học Nhật Bản thì việc sử dụng xe bus có gì khác hay không?

Về cấu tạo, xe bus ở Nhật cũng có 2 cửa như ở Việt Nam. Tuy nhiên điểm khác là khách lên cửa sau và xuống cửa trước. Trong khi ở Việt Nam cửa trước là cửa lên, còn cửa sau mới là cửa xuống.

Văn hóa xe Bus ở Nhật bản khiến các nước trên thế giới phải ngỡ ngàng

Văn hóa trên xe bus

Khi tham gia giao thông công cộng bằng xe bus ở Nhật Bản bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Lên cửa sau và sẽ có máy tự động chạy vé ra, bạn phải cầm lấy để khi xuống cho vào máy ở cửa ra phía trước.
  • Lúc xuống xe cần bấm nút để báo cho tài xế biết mình muốn xuống trạm sắp tới. Tránh trường hợp không xuống được đúng điểm mình mong muốn.
  • Khi xuống xe bạn hãy đưa vé và tiền vào máy.
  • Cấm hút thuốc trên xe và cũng có ghế ưu tiên như tàu điện ngầm.

Ngoài ra, tài xế xe bus phải đảm bảo trên 38 tuổi vì họ mới thỏa mãn về kinh nghiệm xử lý tình huống bất ngờ. Đồng thời tạo cảm giác an toàn cho tất cả hành khách trên xe.

Như vậy, xe bus là phương tiện rất thuận lợi cho các bạn du học sinh trong việc di chuyển và tiết kiệm được phần nào.

Văn hóa trong sử dụng thang cuốn

Có lẽ chúng ta ít ai nghĩ đến khi sử dụng thang cuốn ở Nhật cũng phải tuân thủ quy tắc nhất định. 

Nói một chút về cấu tạo của thang cuốn: được chia thành hai bên. Một bên đứng yên và chỉ có bên còn lại di chuyển lên xuống như thang bình thường. Tùy từng khu vực thì yêu cầu mỗi bên thang dành cho các đối tượng trong trường hợp khác nhau.

Văn hóa đi thang cuốn của người Nhật Bản

Văn hóa giao thông công cộng đi thang cuốn

Bạn chỉ cần nhớ:

  • Không đứng dàn hai hàng
  • Không tụ tập ở hai đầu thang máy
  • Xếp hàng khi lên thang
  • Đứng gọn về một phía thang

Như vậy, không hề khó để hiểu rõ văn hóa tham giao giao thông công công ở Nhật Bản đúng không nào. 

Tư vấn xuất khẩu lao động – du học Nhật Bản ở đâu uy tín?

Bạn muốn đi du học tại Nhật? Người nhà bạn muốn xuất khẩu lao động sang Nhật? Nhưng đều chưa biết thủ tục ra sao? Sợ bị lừa tiền như các website đưa tin?…. Vậy tại sao bạn không tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Để hỗ trợ bảo vệ các bạn trẻ, người lao động, có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn, chỉ ra những gì cần thiết nhất bao gồm thủ tục hồ sơ, giấy tờ, đặc biệt là giá cả chi phí cho việc đi xuất khẩu rẻ nhất, uy tín nhất, nhiều đơn hàng nhất. Hãy gọi ngay để được tư vấn miễn phí bất kể lúc nào. Hotline/Zalo: 0763387788.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788