Nguyên tắc giao tiếp của người Nhật Bản như thế nào? Như chúng ta đã biết, bất kỳ trong lối sống truyển thống văn hóa con người của một quốc gia đều có những quy tắc truyền thống riêng biệt. Theo đó, Nhật Bản cũng không là ngoại lệ. Đến với đất nước xứ sở hoa anh đào này, các bạn phải tìm hiểu rõ những quy tắc giao tiếp cơ bản của người Nhật, để tránh trường hợp có những hành vi không tốt, làm ảnh hưởng đến thái độ, cách nhìn của người Nhật Bản đối với mình.
Theo đó, Người Nhật Bản có một số quy tắc giao tiếp như trình bày sau đây. Quý khách hàng cần hỗ trợ những thông tin liên quan đến xuất khẩu lao động Nhật Bản thì hãy liên hệ đường dây nóng Hotline/Zalo: 076 338 7788 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Mục lục
Nguyên tắc đầu tiên là: Giao tiếp bằng mắt
Trái với những ánh nhìn trực diện của người Việt Nam, thì người Nhật thường giao tiếp bằng mắt qua việc tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, họ thường sẽ nhìn qua các hướng khác nhau hoặc cúi đầu xuống, nhìn sang một bên. Trường hợp nếu bạn giao tiếp bằng mắt nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
Nguyên tắc giao tiếp của người Nhật Bản, thứ hai là: Cúi chào
Tương tự như văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, người Nhật bản cũng chú trọng lễ phép, kính trên nhường dưới. Theo đó, “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước. Và điều đặc biệt là không phải người dưới lúc nào cũng nhỏ tuổi hơn người trên mà người dưới là những người có vai vế cấp bậc thấp, không phụ thuộc vào độ tuổi, tuổi tác
Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào như sau:
– Kiểu thứ nhất là kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc đối với người được chào, nơi được chào; đây là kiểu chào được người Nhật thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
– Kiểu thứ hai là Kiểu khẽ cúi chào: thân người và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Đây là kiểu chào thân thiện mà người Nhật hay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày khi giao tiếp.
– Kiểu thứ ba là kiểu cúi chào tương tự như bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Đối với trường hợp đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm. Đây là kiểu cuối chào thường thấy ở Việt Nam, do đó các bạn cũng dễ dàng sử dụng tại Nhật.
Nguyên tắc thứ ba là: Giao tiếp bằng hình thức gián tiếp
Tương tự như cách thức giao tiếp ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ con người nào, đất nước nào cũng sử dụng đó là hình thức giao tiếp gián tiếp. Người Nhật họ sẽ giao tiếp một cách thoải mái và thể hiện cảm xúc dành cho người đối thoại cảm thấy dế chịu khi trò chuyện với họ. Thông qua những ám chỉ và những câu trả lời khá là mơ hồ, mà họ truyền đạt những thông tin quan trọng đến với nhau. Do đó, các bạn cần để ý và hiểu rõ hơn về hình thức giao tiếp này. Vì hình thức này liên quan đến việc bộc lộ cảm xúc.
Nguyên tắc giao tiếp của người Nhật Bản, thứ tư là: Sự im lặng
Đối với sự im lặng thì được người Nhật sử dụng rất nhiều trong đời sống của họ, họ có xu hướng nghi ngờ lời nói và chủ yếu là nhìn vào hành động xác thực của người đối diện. Giống như cái cách mà chúng ta truyền đạt là “Im lặng là vàng”, “Lời nói đi đôi với hành động”. Trong môi trường sống xung quanh, người Nhật cũng hay sử dụng sự im lặng vì sau cùng, họ cũng như chúng ta với lối sống suy nghĩ “đôi khi im lặng là tốt hơn, đỡ mất lòng người khác.
Nguyên tắc thứ 5: Gửi danh thiếp
Xã hội ngày nay phát triển, đi đôi với điều này là nền giáo dục cũng ngày càng đi lên. Theo đó, ngoài những hình thức giao tiếp trực tiếp, truyền thống, đơn sơ thì việc gửi danh thiếp cho nhau cũng là một hình thức giao tiếp truyền tải thông tin đến với nhau. Việc gửi danh thiếp, giúp họ tiếp nhận được những thông tin của đối phương, từ đó họ có thể hiểu rõ về nhau hơn. Về việc gửi danh thiếp thì danh thiếp là cái cung cấp những thông tin cá nhân rõ ràng, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên đối với người Nhật.
Vấn đề danh thiếp được người Nhật rất chú trọng và quan tâm, trân trọng, chẳng hạn họ sẽ cất danh thiếp ở ví của mình mà không bao giờ nhét trong túi áo túi quần và những nơi khác dễ đánh rơi, dễ mất.
Trên đây là một số thông tin chính xác và cụ thể nhất đến từ các chuyên gia, luật sư của Luatvn.vn. Hy vọng là những thông tin hữu ích có thể truyền đạt đến Quý khách hàng. Nếu có những vấn đề vướng mắc khác liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động Nhật Bản thì hãy gọi ngay hoặc nhắn tin thông qua Hotline/Zalo: 076 338 7788 của chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo hỗ trợ tối đa đến với Quý khách nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN