Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc diễn ra định kỳ tại các cơ sở kinh doanh ăn uống nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng. Vậy thủ tục kiểm tra ATTP như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luatvn.vn để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
Tại sao phải kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại doanh nghiệp
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, kinh doanh ăn uống là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ sở ăn uống hiện nay sử dụng thực phẩm bẩn, cơ sở, quy trình chế biến không đạt tiêu chuẩn chất lượng,…mang đến hậu quả rất lớn cho mỗi thực khách.
Trước kia, chỉ những người cao tuổi dễ mắc bệnh bởi vấn đề tuổi tác, sức khỏe suy giảm. Nhưng giờ đây số lượng người trẻ tuổi, trẻ em mắc bệnh ngày càng nhiều bởi ăn uống không an toàn và khoa học. Do đó, kiểm tra ATTP tại các cơ sở ăn uống là hoạt động kiểm định mang tính bắt buộc, định kỳ thường xuyên vô cùng quan trọng.
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nhập khẩu
Theo quy định mới nhất hiện nay về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành gồm 3 phương thức như sau:
+ Phương thức kiểm tra giảm: là hình thức kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm do cơ quan hải quản lựa chọn và thực hiện. Phương thức này được áp dụng trên các trường hợp hàng hóa đã xác nhận đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP do cơ quan có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra ATTP mà Việt Nam là thành viên, có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đối với lô hàng, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc đã có ba lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường, hoặc được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
+ Kiểm tra thông thường: là hình thức chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng đối với những trường hợp không thuộc diện kiểm tra giảm và kiểm tra chặt.
+ Kiểm tra chặt: kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm: áp dụng đối lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó hoặc không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có) hoặc có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Quy trình kiểm tra vệ sinh ATTP
Bước 1: Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm
Lấy mẫu thành phẩm để kiểm nghiệm là bước đầu tiên để có thể thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành lấy mẫu thành phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh, sau đó mang về phân tích, kiểm nghiệm dựa theo các quy chuẩn của nhà nước quy định.
Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm sẽ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với các chỉ số an toàn, chỉ tiêu chất lượng. Mỗi sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau.
Bước 2: Lập hồ sơ công bố chất lượng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và tiến hành xử phạt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong quá trình thẩm định hồ sơ, các doanh nghiệp phải nhanh chóng chỉnh sửa, bổ sung và xử lý kịp thời nếu hồ sơ có vấn đề. Quá trình thẩm định hồ sơ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bởi chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì giấy phép kinh doanh sẽ không cấp. Khi đó sẽ là cơ hội cho các đối thủ của doanh nghiệp mở rộng thị phần và thu hút khách hàng.
Sau khi có kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu cơ quan chức năng phát hiện ra thực phẩm bẩn, không đảm bảo ATTP thì cơ sở đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và tiêu hủy số hàng không đảm bảo.
Biên bản kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là mẫu biên bản kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất hiện nay:
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA ĐOÀN KIỂM TRA………… ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /BB-….. | …….., ngày …. tháng …. năm ….. |
BIÊN BẢN
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Thực hiện Quyết định số /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm …… ………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….
I. Thành phần tham gia buổi làm việc
- Thành phần đoàn kiểm tra:
(1). …………………………. chức vụ: Trưởng đoàn
(2). …………………………. Thành viên
(3). ………………………….
- Đại diện cơ sở được kiểm tra:
(1). ………………………….chức vụ:……………………………………………
(2). ………………………….chức vụ:……………………………………..
- Với sự tham gia của (nếu có):
(1). ………………………….chức vụ:……………………………………..
(2). ………………………….
II. Nội dung và kết quả kiểm tra
III. Kết luận, kiến nghị và xử lý
- Kết luận
1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ……………………………………….
1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………..
- Kiến nghị
2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở dịch vụ ăn uống
……………………………………………………………………………………………………
2.2. Kiến nghị của cơ sở dịch vụ ăn uống đối với Đoàn kiểm tra
- Xử lý, kiến nghị xử lý………………………………………………………………………
Đại diện cơ sở được kiểm tra (Ký tên, đóng dấu) | Trưởng đoàn kiểm tra (Ký tên) |
Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với những chủ cơ sở kinh doanh ăn uống chưa có nhiều kinh nghiệm thì thủ tục xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm vô cùng phức tạp và khó khăn. Hãy để Luatvn.vn giúp bạn thực hiện mọi quy trình nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Chúng tôi tự hào là đơn vị tư vấn luật hàng đầu Việt Nam với đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm. Khi lựa chọn Luatvn.vn, chúng tôi sẽ giúp bạn:
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh ATTP
– Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định
– Trực tiếp đón tiếp đoàn thẩm định đến doanh nghiệp để kiểm tra
– Theo dõi hồ sơ, báo cáo tiến độ cho doanh nghiệp
– Nhận giấy chứng nhận ATTP cho doanh nghiệp
Hi vọng bài viết trên đây của Luật Quốc Bảo giúp bạn hiểu hơn về thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp hiện nay. Quý khách đang muốn tư vấn thủ tục kiểm tra ATTP tại doanh nghiệp hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số Hotline/Zalo: 076 338 7788 để được tư vấn miễn phí với giá dịch vụ hợp lý nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN