THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. Hiện nay số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng vì nhiều lý do khác nhau, và với mỗi mục đích nhập cảnh có một loại visa tương ứng.
Do đó nếu dự định du lịch Việt Nam, bạn cần nắm được một số thông tin pháp lý cơ bản để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Tuỳ vào quốc tịch và mục đích nhập cảnh mà bạn cần xin thị thực nhập cảnh, giấy phép cư trú và/hoặc giấy phép lao động vào Việt Nam.
Luật Quốc Bảo xin gửi đến Quý khách thủ tục chi tiết các loại visa Việt Nam phổ biến và các đặc điểm tương ứng của từng loại. Quý khách có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ Hotline/Zalo: 0763387788 để được hỗ trợ.
Mục lục
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
- Thông tư số 190/2012/TT-BTC, ngày 09/11/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
- Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư số 219/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Quý khách tham khảo thêm: Luật Quốc Bảo
Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài | Thẻ tạm trú | Thẻ tạm trú cho người nước ngoài |
Thành phần số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp thị thực cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài.
Lệ phí:
- Cấp thị thực có giá trị một lần: 45 USD
- Cấp thị thực có giá trị nhiều: Có giá trị dưới 01 tháng: 65 USD Có giá trị dưới 06 tháng: 95 USD Có giá trị từ 06 tháng trở lên: 135 USD
- Chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ hộ chiếu cũ đã hết giá trị sử dụng sang hộ chiếu mới: 15 USD
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
- Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an theo quy định của Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014.
- Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”.
- Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
- Cơ quan, tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Côngan:
a) 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nộ
b) 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.
c) Số 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
+ Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
Bước 3: Nhận kết quả:
a) Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận
b) Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Các loại thị thực nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài
Phân loại visa theo mục đích nhập cảnh Việt Nam
Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…
Trong số đó có 6 loại visa phổ biến nhất là:
- Visa du lịch (DL)
- Visa công tác (DN1 – DN2)
- Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
- Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
- Visa thăm thân TT
- Visa điện tử (EV)
Loại visa | Mô tả | Hiệu lực |
LV1-LV2 | Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương. | Tối đa 12 tháng |
NG1 – NG4 | Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao. | Tối đa 12 tháng |
DN1 – DN2 | Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
ĐT1 – ĐT4 | Cấp cho người nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam | Tối đa 5 năm |
LS | Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam | Tối đa 5 năm |
NN1 – NN2 | Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, dự án của tổ chức và người nước ngoài tại Việt Nam. | Tối đa 12 tháng |
NN3 | Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài,… tại Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
HN | Cấp cho người vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt Nam | Tối đa 3 tháng |
DH | Cấp cho người vào học tập, thực tập | Tối đa 12 tháng |
PV1 | Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
PV2 | Cấp cho phóng viên, báo chí làm việc ngắn hạn tại Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
DL | Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch | Tối đa 3 tháng |
LĐ1 – LĐ2 | Cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam | Tối đa 2 năm |
TT | Cấp cho người nước ngoài là vợ chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp visa kí hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, hoặc người nước ngoài là thân nhân (cha, me, vợ, chồng, con) của công dân Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
VR | Cấp cho người nước ngoài vào thăm thân nhân hoặc mục đích khác | Tối đa 6 tháng |
Trên đây Luật Quốc Bảo vừa chia sẻ đến Quý khách vi deo giới thiệu THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC (ViSA) CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, và các loại (ViSA) phổ biến và thời hạn của từng loại vi sa.
Cảm ơn Quý khách đã theo dõi bài viết của Luật Quốc Bảo quý khách hãy đăng ký kênh và chia sẻ để mọi người cùng lắm được. Quý khách có bất cứ câu hỏi nào về Visa, Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Thẻ tạm trú cho người nước ngoài hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 0763387788 để được hỗ trợ.
Quý khách có thể tham khảo thêm:
Giấy phép lao động | Dịch vụ giấy phép lao động | Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài | Thẻ tạm trú cho người nước ngoài |
BÀI VIẾT LIÊN QUAN