Mã ngành in ấn, sao chép là gì? Theo quy định pháp luật hiện hành về ngành nghề in ấn, sao chép như thế nào? Hay bạn muốn mở cơ sở in ấn, sao chép thông tin thì cần đăng ký giấy phép và ngành nghề kinh doanh nào? Dưới đây, Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn cho các bạn cụ thể, chi tiết nhất. Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Mã ngành in ấn, sao chép mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- 2 Mã ngành in ấn, sao chép
- 3 Thành lập công ty in ấn, sao chép thông tin dữ liệu như thế nào?
- 3.1 Mã ngành in ấn, sao chép
- 3.1.1 Cơ sở pháp lý:
- 3.1.2 Điều kiện hoạt động công ty in ấn
- 3.1.3 Thành lập công ty in ấn cần bao nhiêu vốn?
- 3.1.4 ” Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
- 3.1.4.1 2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- 3.1.4.2 3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
- 3.1.4.3 5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
- 3.1.5 Điều 36. Định giá tài sản góp vốn
- 3.1.5.1 Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
- 3.1.5.2 Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”
- 3.2 Thành lập công ty in ấn như thế nào?
- 3.3 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt ộng in gồm có:
- 3.4 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và xử lý:
- 3.5 Đăng ký hoạt động in với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in
- 3.1 Mã ngành in ấn, sao chép
Mã ngành in ấn, sao chép mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Mã ngành in ấn, sao chép gồm: In ấn và dịch vụ liên quan đến in; Dịch vụ liên quan đến in; Sao chép bản ghi các loại;
Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4
Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty
Mã ngành in ấn, sao chép
18: IN, SAO CHÉP BẢN GHI CÁC LOẠI
Ngành này gồm:
In các sản phẩm như sách, báo, ấn phẩm định kỳ, thiếp chúc mừng, các mẫu văn bản thương mại và các tài liệu khác và thực hiện hoạt động hỗ trợ như đóng sách, dịch vụ làm đĩa và tạo hình. Hoạt động hỗ trợ kể ở đây là phần không thể thiếu của ngành in ấn và sản phẩm (đĩa in, bìa sách hoặc đĩa máy tính hoặc file).
Các quá trình được sử dụng trong hoạt động in ấn bao gồm một loạt các phương pháp chuyển một hình ảnh từ đĩa, màn hình hoặc file máy tính sang các phương tiện khác như giấy, nhựa, kim loại, sản phẩm dệt hoặc gỗ. Điểm nổi bật nhất của các phương pháp này là việc chuyển hình ảnh từ đĩa hoặc màn hình sang các phương tiện như in thạch bản, in bản kẽm, in nổi). Thông thường một file máy tính được sử dụng trực tiếp máy in để tạo hình ảnh hoặc tĩnh điện học và các loại thiết bị khác (in kỹ thuật số hoặc in phi tác động).
In ấn và xuất bản có thể được thực hiện bởi cùng một đơn vị (ví dụ như báo).
Ngành này cũng gồm: Tái xuất bản các bản ghi âm thanh, như đĩa compact, đĩa video, phần mềm trên đĩa hoặc băng, bản ghi.
Loại trừ: Hoạt động xuất bản được phân vào ngành 58 (Hoạt động xuất bản).
181: In ấn và dịch vụ liên quan đến in
Nhóm này gồm: In các sản phẩm như sách, báo, ấn phẩm định kỳ, các mẫu văn bản thương mại, thiệp chúc mừng và các tài liệu khác, cùng các hoạt động hỗ trợ như đóng gáy sách, dịch vụ làm đĩa và hình ảnh. In có thể được thực hiện bằng cách kỹ thuật khác nhau và trên các vật liệu khác nhau.
1811 – 18110: In ấn
Nhóm này gồm:
– In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo, bản thảo âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo khác, tem bưu điện, tem thuế, tài liệu, séc và các chứng khoán bằng giấy khác, nhật ký, lịch, các mẫu văn bản thương mại và các ấn phẩm in ấn thương mại khác, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ, in ốp-sét, in nổi, in bản thạch và các thuật in khác, bản in máy copy, in máy vi tính, in chạm nổi;
– In trực tiếp lên vải dệt, nhựa, kim loại, gỗ và gốm;
– Các ấn phẩm in ấn được cấp bản quyền.
Nhóm này cũng gồm: In nhãn hiệu hoặc thẻ (in thạch bản, in bản kẽm, in nổi, và in khác).
Loại trừ:
– In trên lụa (bao gồm in nhiệt) trên các trang phục được phân vào nhóm 13130 (Hoàn thiện sản phẩm dệt);
– Sản xuất các sản phẩm bằng giấy như gáy sách được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);
– Xuất bản các ấn phẩm in được phân vào ngành 581 (Xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ và các hoạt động xuất bản khác);
– Bản sao các văn bản được phân vào nhóm 8219 (Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác).
1812 -18120: Dịch vụ liên quan đến in
Nhóm này gồm:
– Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalo,… bằng cách gấp, xếp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách;
– Xếp chữ, sắp chữ, sắp chữ in, nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ cái quang học, tô màu điện tử;
– Dịch vụ làm đĩa bao gồm sắp hình ảnh và sắp đĩa (để in ốp-sét và in sắp chữ);
– Khắc chạm, khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm;
– Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa);
– Chuẩn bị đĩa và nhuộm nhằm làm giảm công việc in ấn và dán tem;
– In thử;
– Các sản phẩm nghệ thuật bao gồm in thạch bản và mộc bản (phiến gỗ để làm các bản khắc);
– Sản xuất các sản phẩm sao chụp;
– Thiết kế các sản phẩm in như bản phác thảo, maket, bản nháp;
– Các hoạt động đồ họa khác như khắc rập khuôn, rập khuôn tem, in nổi, in dùi lỗ, chạm nổi, quét dầu và dát mỏng, kiểm tra thứ tự và sắp xếp.
182 – 1820 -18200: Sao chép bản ghi các loại
Nhóm này gồm:
– Sao chép băng, đĩa hát, đĩa compact và băng máy từ các bản gốc;
– Sao chép băng, đĩa từ, băng video phim và các ấn phẩm video từ các bản gốc;
– Sao chép các phần mềm và dữ liệu sang đĩa, băng từ các bản gốc.
Loại trừ:
– Sao chép các ấn phẩm in được phân vào nhóm 18110 (In ấn);
– Xuất bản phần mềm được phân vào nhóm 58200 (Xuất bản phần mềm);
– Sản xuất và phân phối phim điện ảnh, đĩa video và phim trên đĩa DVD hoặc các phương tiện tương tự được phân vào nhóm 5911 (Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình), 59120 (Hoạt động hậu kỳ), 59130 (Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình);
– Sản xuất các bản gốc ghi âm hoặc các nguyên liệu âm thanh khác được phân vào nhóm 59130 (Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình);
– Sao chép phim điện ảnh để phân phối cho các rạp được phân vào nhóm 59200 (Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc).
Thành lập công ty in ấn, sao chép thông tin dữ liệu như thế nào?
Mã ngành in ấn, sao chép
Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Nghị định 25/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in
– Thông tư 03/2015/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Điều kiện hoạt động công ty in ấn
Để hoạt động dịch vụ in ấn, chủ doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện: Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tuy nhiên, do dịch vụ in ấn bao gồm nhiều loại giấy tờ, trong đó lại có các giấy tờ liên quan đến pháp luật nên hiện nay luật quy định các loại giấy tờ sau đây muốn kinh doanh phải đáp ứng thêm điều kiện về Giấy phép đăng ký dịch vụ in ấn:
– Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
– Tem chống giả;
Đối với các loại giấy tờ khác không thuộc trường hợp trên, công ty in ấn có thể hoạt động kinh doanh khi đã có Giấy chứng nhận từ Cơ quan Nhà nước cấp và đăng ký hoạt động in với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
Thành lập công ty in ấn cần bao nhiêu vốn?
Mặc dù kinh doanh in ấn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên, các điều kiện này gắn với chủ sở hữu và cơ sở vật chất như thiết bị, mặt bằng.
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về số vốn tối thiểu hay tối đa với công ty in ấn. Do đó, chủ sở hữu, thành viên sáng lập có thể tự do trong việc góp số vốn phù hợp với quy mô sản xuất, kinh doanh mình mong muốn.
Tuy nhiên, Quý khách hàng cần lưu ý một số nội dung liên quan đến thủ tục chuyển quyền sở hữu vốn góp từ thành viên góp vốn sang công ty và định giá tài sản góp vốn. Cụ thể theo Luật Doanh nghiệp như sau:
” Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
Điều 36. Định giá tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”
Thành lập công ty in ấn như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty, bao gồm:
+ Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu của Bộ kế hoạch đầu tư
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách thành viên hoặc danh sách Cổ đông công ty
+ Bản sao giấy chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, các cổ đông hoặc thành viên công ty
+ Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục ( Nếu có).
Doanh nghiệp cần đăng ký các mã ngành, nghề kinh doanh liên quan đến in ấn để có thể hoạt động kinh doanh như đã nêu trên.
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Thời gian xử lý hồ sơ: từ 3 ngày làm việc nếu Hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 3: Khắc con dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Hoàng Phi hoặc tự mình thực hiện khắc dấu theo quy định pháp luật.
Bước 4: Xin cấp giấy phép hoạt động ngành in
Như đã đề cập, với các cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm gồm Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; Tem chống giả; doanh nghiệp bắt buộc phải được cấp giấy phép hoạt động in nếu muốn kinh doanh.
Điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động in được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ – CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 25/2018/NĐ-CP như sau:
– Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu. khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in
– Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in
– Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt ộng in gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và xử lý:
– Bộ Thông tin và Truyền thông: xử lý hồ sơ của Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: xử lý hồ sơ của Cơ sở in thuộc địa phương
Thời gian xử lý hồ sơ : 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Đăng ký hoạt động in với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in
Với các giấy tờ khác không phải đăng ký giấy phép hoạt động in, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục sau để đăng ký hoạt động in với cơ quan Nhà nước:
Trước khi hoạt động 15 ngày, cơ sở in phải gửi 02 tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
– Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương. Gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát. Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký của cơ sở in quy định, cơ quan quản lý về hoạt động in có trách nhiệm xác nhận đăng ký và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in. Trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trên đây là Mã ngành in ấn sao chép theo quy định hiện hành. Hãy đến với Luật Quốc Bảo, Quý bạn sẽ an tâm thực hiện, dưới chi phí phù hợp và giá cả phải chăng. Trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN