Mã ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy là gì? Hiện nay việc kinh doanh, buôn bán ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy phải đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? Dưới đây, Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty chuyên kinh doanh ngành nghề sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy. Mời Quý bạn tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Mã ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- 2 Mã ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
- 3 Thành lập công ty Mã ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
- 4 Câu hỏi thường gặp:
Mã ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Mã ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy gồm: Sản xuất bột giấy, giấy và bìa; Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa; Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu;
Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4
Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty
Mã ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
17: SẢN XUẤT GIẤY VÀ SẢN PHẨM TỪ GIẤY
Ngành này gồm:
Sản xuất bột giấy, giấy hoặc các sản phẩm từ giấy. Hoạt động sản xuất các sản phẩm này được tạo thành một dãy các hoạt động sản xuất liên kết với nhau theo chiều dọc.
Một đơn vị độc lập thường tiến hành nhiều hơn một hoạt động. Thông thường có 3 loại hoạt động: Sản xuất bột giấy liên quan đến tách sợi xenlulo từ hợp chất gỗ hoặc giấy đã sử dụng.
Sản xuất giấy bao gồm ép các sợi thành tấm, bản. Các sản phẩm được làm từ giấy và các nguyên liệu khác bằng các kỹ thuật tạo hình hoặc cắt khác nhau, bao gồm cả hoạt động sơn phủ và cán mỏng. Các sản phẩm giấy có thể được in (báo tường, giấy gói quà)…
Sản xuất bột giấy, giấy và giấy bìa được phân vào nhóm 1701 (Sản xuất bột giấy, giấy và bìa).
170: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
1701-17010: Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
Nhóm này gồm:
– Sản xuất bột giấy được tẩy trắng, tẩy trắng một phần hoặc chưa được tẩy trắng bằng cơ học, hoá học (hoà tan hoặc không hoà tan) hoặc xử lý hóa chất một phần;
– Sản xuất bột giấy từ xơ bông;
– Loại bỏ mực và sản xuất bột giấy từ giấy bỏ;
– Sản xuất giấy và giấy bìa với quy trình công nghệ cao;
– Chế biến giấy và giấy bìa như:
+ Sơn phủ, tẩm thấm giấy và giấy bìa,
+ Sản xuất giấy kếp,
+ Sản xuất giấy cán mỏng thành tấm từ giấy và bìa giấy,
– Sản xuất giấy thủ công;
– Sản xuất giấy báo và giấy để in ấn khác hoặc giấy viết;
– Sản xuất giấy sợi để chèn lót và giấy sợi xenlulo cuộn;
– Sản xuất giấy than hoặc giấy nền cuộn hoặc bản rộng.
Loại trừ:
– Sản xuất giấy nhăn và giấy bìa được phân vào nhóm 1702 (Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa);
– Sản xuất các sản phẩm chế biến kỹ hơn từ giấy, giấy bìa, bột giấy được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất giấy được tráng, phủ hoặc tẩm thấm, trong đó tẩm thấm và tráng phủ là thành phần chính, được phân vào nhóm sản xuất các sản phẩm tẩm thấm, tráng phủ;
– Sản xuất giấy ráp được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất áo cứu đắm được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).
1702: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
17021: Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa
Nhóm này gồm:
– Sản xuất bao bì bằng giấy và bìa giấy lót làn sóng (có nếp gấp để bảo quản đồ dễ vỡ như thủy tinh…);
– Sản xuất bao bì bằng bìa cứng;
– Sản xuất các bao bì khác bằng giấy và bìa;
– Sản xuất bao tải bằng giấy;
– Sản xuất hộp đựng tài liệu trong văn phòng và đồ tương tự.
Loại trừ: Sản xuất phong bì được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu).
17022: Sản xuất giấy nhăn và bìa nhăn
Nhóm này gồm:
– Sản xuất giấy nhăn và giấy bìa.
– Sản xuất bao bì bằng giấy nhăn hoặc bìa nhăn.
Loại trừ: Sản xuất sản phẩm từ bột giấy ép hoặc đúc được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu).
1709 – 17090: Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
– Sản xuất giấy vệ sinh cá nhân và giấy dùng trong gia đình và sản phẩm chèn lót bằng xenlulo như:
+ Giấy ăn, giấy lau chùi,
+ Băng vệ sinh và khăn lau vệ sinh, tã giấy cho trẻ sơ sinh,
+ Cốc, chén đĩa, khay bằng giấy.
– Sản xuất các đồ dệt chèn lót và sản phẩm chèn lót như: Giấy vệ sinh, băng vệ sinh;
– Sản xuất giấy viết, giấy in;
– Sản xuất giấy in cho máy vi tính;
– Sản xuất giấy tự copy khác;
– Sản xuất giấy nến và giấy than;
– Sản xuất giấy phết hồ sẵn và giấy dính;
– Sản xuất phong bì, bưu thiếp;
– Sản xuất sổ sách, sổ kế toán, bìa rời, an-bum và các đồ dùng văn phòng phẩm tương tự dùng trong giáo dục và thương mại;
– Sản xuất hộp, túi, túi dết, giấy tóm tắt bao gồm sự phân loại đồ dùng văn phòng phẩm bằng giấy;
– Sản xuất giấy dán tường và giấy phủ tường tương tự bao gồm giấy có phủ chất dẻo và giấy dán tường có sợi dệt;
– Sản xuất nhãn hiệu;
– Sản xuất giấy lọc và bìa giấy;
– Sản xuất ống chỉ, suốt chỉ bằng giấy và bìa giấy;
– Sản xuất khay đựng trứng và các sản phẩm đóng gói khác được đúc sẵn;
– Sản xuất giấy mới từ giấy phế thải;
– Sản xuất vàng mã các loại.
Loại trừ:
– Sản xuất giấy hoặc bìa giấy với khổ lớn được phân vào nhóm 17010 (Sản xuất bột giấy, giấy và bìa);
– In trên sản phẩm giấy được phân vào nhóm 18110 (In ấn);
– Sản xuất quân bài được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);
– Sản xuất trò chơi và đồ chơi bằng giấy hoặc bìa giấy được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).
Thành lập công ty Mã ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
Cơ sở pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP
– Thông tư 01/2021/TT-BKHDT
Lựa chọn các loại giấy khi bắt đầu thành lập công ty sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
Các loại giấy sử dụng trong in ấn:
Giấy in báo, là loại giấy không tráng có định lượng từ 40 đến 50 gsm; Giấy không tráng. Giấy couche, giấy bristol, giấy ford, giấy duplex là những loại thường được dùng trong in ấn như: in catalogue, in brochure, in menu, in card visit… Có định lượng từ 70gsm đến 500gsm.
Giấy kraft tái chế. Khi công nghệ kraft ra đời, sự xuất hiện của giấy kraft đã cho thêm người tiêu dùng, có thêm sự lựa chọn về loại giấy in. Giấy kraft thường được dùng để làm túi giấy, bao thư các loại, thậm chí còn có cả brochure, card visit giấy kraft nữa
Giấy mỹ thuật có vân. Đây là loại giấy đã được làm nhăn, để tạo những làn sóng đẹp. Đây là loại giấy ưa thích để in card visit.
Giấy đã sunphua hoá, giấy không thấm mỡ, giấy can và giấy bóng kính, các giấy bóng trong và giấy bóng mờ khác, dạng cuộn hoặc tờ. Những loại này không thể in, nhưng loại được sử dụng để cán màng bảo vệ cho các sản phẩm in ấn.
Giấy thấm nước. Hiện tại giấy thấm nước chủ yếu được nhập từ Từ Điển. Ứng dụng của giấy này rất nhiều, đặc biệt trong việc làm đế lót ly.
Giấy carton. Đây là loại giấy có bề mặt thô giống giấy kraft nhưng bên trong dầy hơn và rỗng. Thường dùng để làm các thùng chứa hàng. Hiện tại giấy carton còn được ứng dụng để làm các loại bìa menu hay còn được gọi là menu carton.
Các loại giấy không sử dụng trong in ấn:
Giấy mềm không in. Đây là những loại giấy không dùng trong in ấn vì nó có độ mềm lớn. Thông thường nó thường dùng vệ sinh, và các mục đích khác.
Giấy than. Đây là loại giấy được thấm mực, dùng trong việc copy nội dung.
Giấy nhám. Là loai giấy được bọc thuốc lá.
Giấy dán tường. Hiện tại có 2 loại giấy dán tường phổ biến là loại giấy dán tường Hàn Quốc, giấy dán tường Hà Lan.
Giấy phủ sàn.
Thủ tục thành lập công ty chuyên mảng sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
– Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần
– Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(Xem them thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
– Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.
– Vốn điều lệ: Đối với Công ty hoạt động Sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa. Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó.
– Ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm và áp đúng mã ngành như đã nêu ở trên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
b) Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
c) Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
d) Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền
Bước 3: Nộp Hồ sơ:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 4: Nhận kết quả:
– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
– Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần (Thông tư 47/2019/TT-BTC)
Câu hỏi thường gặp:
Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:
– Khắc con dấu cho công ty;
– Treo biển tại trụ sở công ty;
– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;
Các loại thuế, lệ phí phải đóng sau khi thành lập công ty?
– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.
– Thuế xuất – nhập khẩu: Nếu công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành Sản xuất trang phục mà có liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần đóng đủ thuế khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa.
– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.
Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên kinh doanh ngành nghề sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy.
Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp doanh nghiệp nắm được những quy định cần thiết để thực hiện thủ tục mở công ty thành công.
Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN