Mã ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương là gì? Hiện nay việc kinh doanh và sản xuất sản phẩm ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì đăng ký như thế nào? Dưới đây, Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty/doanh nghiệp chuyên kinh doanh mã ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Mã ngành Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- 2 Mã ngành Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
- 3 Điều kiện kinh doanh Mã ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
- 3.1 Căn cứ pháp lý:
- 3.1.1 Điều 242. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
- 3.1.2 Điều 4. Điều kiện kinh doanh vận tải biển
- 3.1.3 Điều 5. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế
- 3.1.4 Điều 6. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa
- 3.1.5 Điều 7. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam
- 3.1.6 Điều 11. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
- 3.1.7 Điều 12. Điều kiện về nhân viên đại lý
- 3.1 Căn cứ pháp lý:
- 4 Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải Mã ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
Mã ngành Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương gồm: Vận tải hàng hóa ven biển hoặc viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình; Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan dầu…
Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4
Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty
Mã ngành Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
5012: Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa ven biển hoặc viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;
– Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan dầu…
Loại trừ:
– Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521 (Kho bãi và lưu giữ hàng hoá);
– Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển);
– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển).
50121: Vận tải hàng hóa ven biển
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa ven biển, theo lịch trình hoặc không;
– Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan dầu…
Loại trừ:
– Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521 (Kho bãi và lưu giữ hàng hoá);
– Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển);
– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển).
50122: Vận tải hàng hóa viễn dương
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa viễn dương, theo lịch trình hoặc không;
– Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan dầu…
Loại trừ:
– Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521 (Kho bãi và lưu giữ hàng hoá);
– Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển);
– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển).
Điều kiện kinh doanh Mã ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hàng hải 2015
– Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển
– Nghị định 147/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải
Điều 242. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật; trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phần vốn góp theo quy định.
Có người chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ đại lý tàu biển và người chuyên trách công tác pháp chế.
Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam và có chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
(Bộ luật hàng hải 2015)
Điều 4. Điều kiện kinh doanh vận tải biển
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây viết tắt là doanh nghiệp).
Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định này.
Điều 5. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế
Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.
Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
a) Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
b) Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 6. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa
Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Điều 7. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam
Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc tàu biển được đăng ký tại Việt Nam thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số thuyền viên nước ngoài không được vượt quá 1/3 định biên của tàu biển; đồng thời, thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất của tàu biển đó phải là công dân Việt Nam.
Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển theo quy định tại Nghị định này.
Điều 11. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Điều 12. Điều kiện về nhân viên đại lý
Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
(Nghị định 160/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 147/2018/NĐ-CP)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải Mã ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
Căn cứ theo pháp luật về luật doanh nghiệp và các nghị định của chính phủ, thông tư, các quyết định thì thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải gồm:
Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết
+ Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
+ Công an tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính cấp dấu pháp nhân;
+ Cục thuế cấp mã số thuế;
Thời gian giải quyết thủ tục là 06 ngày làm việc, trừ ngày nghỉ và ngày lễ;
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp vận tải
+ Dự thảo điều lệ;
+ Danh sách thành viên, cổ đông của Doanh nghiệp;
+ Hợp đồng lao động(nếu có);
+ Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập Công ty TNHH:
– Đối với cá nhân: CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
– Đối với tổ chức: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Biên bản, Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền, CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
+ Biên bản xác nhận vốn góp của các thành viên tham gia thành lập công ty nếu tài sản góp vốn bằng tài sản cố định như Ô tô, bất động sản,….
Kết quả thủ tục hành chính
Khi hồ sơ được duyệt, kết quả nhận được là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, trước khi thành lập doanh nghiệp vận tải cần xác định tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là công ty cổ phần, công ty TNHH và hợp tác xã), ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn. điều lệ dự kiến, …
Tuy nhiên, các thủ tục cũng như giấy tờ pháp lý có thể được thay đổi và bổ sung, vì vậy người sử dụng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, luật sư về thủ tục thành lập công ty vận tải hay các loại hình khác. để đảm bảo độ chính xác và thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu bạn gặp khó khăn hoặc không có thời gian chuẩn bị hồ sơ thành lập, hãy tham khảo dịch vụ thành lập của Luật Quốc Bảo. Là đơn vị uy tín trong việc tư vấn thành lập công ty, chúng tôi sẽ thay mặt bạn hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên ngành vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương. Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN