Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ

Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ là gì? Bạn muốn mở cửa hàng hay doanh nghiệp/công ty để kinh doanh ngành nghề, Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Nhưng chưa hiểu rõ và biết cách thành lập sao cho đúng quy định luật định. Đừng lo, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ khác gồm: Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 4511 (Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác). và bán lẻ ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 4512 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)).

Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 4511 (Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác) và bán lẻ ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 4512 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống));

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4 như phần bôi vàng.

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ
Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ

Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ

4513: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác

Nhóm này gồm: Hoạt động đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới, đấu giá ô tô và xe có động cơ khác.
Loại trừ:

– Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 4511 (Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác) và bán lẻ ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 4512 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống));

– Đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới, đấu giá các mặt hàng khác được phân vào nhóm 4610 (Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa);

– Đại lý bán lẻ ô tô và xe có động cơ khác bên ngoài cửa hàng được phần vào nhóm 4799 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu).

45131: Đại lý ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)

Nhóm này gồm: Hoạt động đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới, đấu giá ô tô con 9 chỗ ngồi trở xuống (không kể người lái), loại mới và loại đã qua sử dụng:

Loại trừ:

– Bán buôn ô tô loại này được phân vào nhóm 45111 (Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)) và bán lẻ được phân vào nhóm 45120 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống));
– Đại lý bán lẻ ô tô con loại 9 chỗ ngồi trở xuống bên ngoài cửa hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu).

45139: Đại lý xe có động cơ khác

Nhóm này gồm: Hoạt động đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới, đấu giá xe có động cơ khác loại mới và loại đã qua sử dụng.

Cụ thể:

– Ô tô chở khách loại trên 9 chỗ ngồi, kể cả loại chuyên dụng như xe cứu thương, xe chở tù, xe tang lễ;

– Ô tô vận tải, kể cả loại chuyên dụng như xe bồn, xe đông lạnh; rơ-moóc và bán rơ-moóc;

– Ô tô chuyên dụng: Xe bồn, xe cứu hộ, xe cứu hỏa, xe chở rác, xe quét đường, xe phun tưới, xe trộn bê tông, xe chiếu chụp X-quang…

Loại trừ:

– Bán buôn xe có động cơ khác được phân vào nhóm 45119 (Bán buôn xe có động cơ khác);

– Đại lý bán lẻ xe có động cơ khác bên ngoài cửa hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu).

Kinh nghiệm thành lập công ty mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ

Các căn cứ pháp lý áp dụng khi thành lập công ty

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định số 27/2018/ QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Kinh doanh ô tô cần những gì?

Kinh doanh ô tô là một nghề tương đối phát triển hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng có thể kinh doanh được ngành ngày bởi lẽ khi kinh doanh đòi hỏi phải có những kiến thức kỹ năng chuyên môn và bán hàng nhất định.

Để đạt được kết quả cao cần chú ý một số vấn đề sau:

– Một cá nhân hay doanh nghiệp trước khi kinh doanh cần phải tìm hiểu và nắm bắt được xu hướng, biến động của thị trường đây là một vấn đề rất quan trọng khi kinh doanh ô tô;

– Cũng như các công việc bán hàng khác mục đích của việc kinh doanh ô tô chính là bán được hàng vì vậy cần phải có kỹ năng giao tiếp tư vấn cho khách hàng; kỹ năng đàm phán và thuyết phục,…

– Cần xác định rõ đối tượng khách hàng, mục tiêu kinh doanh để có thể đạt được kết quả cao nhất.

Các vấn đề cần lưu ý trước khi thành lập công ty:

a/ Khi thành lập doanh nghiệp, cần phải cân nhắc lựa chọn 1 trong các loại hình như: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.

b/ Quy định về độ tuổi, năng lực hành vi, hạn chế khác của cá nhân khi thành lập công ty theo quy định của pháp luật.

c/ Điều kiện thuê, mượn trụ sở làm văn phòng công ty.

d/ Hình thức góp vốn/ tỉ lệ góp vốn điều lệ, vốn pháp định …

e/ Cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động của từng loại hình công ty cơ bản.

f/ Các loại thuế phải nộp, chính sách thuế nhà nước, chế độ kế toán, kiểm toán đối với từng loại hình doanh nghiệp.

g/ Các vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp trước và sau khi thành lập công ty …

Điều kiện kinh doanh ngành nghề Đại lý ô tô và xe có động cơ

  1. Điều kiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
  2. Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.

  3. Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
  4. Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
  5. Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.

  6. Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng. tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.

  1. Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của:

a) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc

b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).

  1. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.
  3. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  4. Điều kiện nhập khẩu xe ô tô dưới 16 chỗ đã quan sử dụng

– Ôtô đã qua sử dụng được nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ôtô về đến cảng Việt Nam;

– Cấm nhập khẩu ôtô các loại có tay lái bên phải (tay lái nghịch) kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt. Xe thi công mặt đường, xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân gol, công viên;

– Cấm nhập khẩu ôtô cứu thương đã qua sử dụng;

– Cấm tháo rời ôtô khi vận chuyển và khi nhập khẩu;

– Cấm nhập khẩu ôtô các loại đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu, kể cả ôtô có công năng không phù hợp với số nhận dạng của ôtô hoặc số khung của nhà sản xuất đã công bố; bị đục sửa số khung, số máy trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.

Điều kiện ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô

Từ ngày 01/07/2017 thì ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện (theo Luật đầu tư 2014). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn quy định chi tiết về các điều kiện khi kinh doanh ngành nghề này.

Quy trình thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc thành lập công ty mua bán ô tô xe máy

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những tài liệu sau:

+ Giấy đề nghị thành lập công ty

+ Điều lệ công ty do doanh nghiệp soạn thảo và ký kết;

+ Danh sách thành viên, cổ đông  công ty

+ Giấy tờ cá nhân (chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của thành viên/cổ đông công ty)

+ Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện công việc

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty mua bán ô tô xe máy

Bước 3: Công bố thông tin doanh nghiệp, khắc dấu công ty, công bố mẫu dấu trên cổng thông tin doanh nghiệp

Bước 4: Thực hiện thêm 1 số công việc sau khi thành lập công ty

– Công ty mở tài khoản ngân hàng cho Doanh nghiệp. và đăng ký tài khoản của doanh nghiệp tới sở kế hoạch đầu tư nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp;

– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài tại ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng;

– Mua chữ ký số để tiến hành kê khai thuế;

– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp và thông báo phát hành hóa đơn điện tử;

– Đặt biển công ty để treo tại trụ sở công ty;

– Kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý;

– Lập báo cáo tài chính công ty cuối năm;

Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ
Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ

Câu hỏi thường gặp:

Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ

  1. Muốn làm đại lý ô tô cần những điều kiện gì?

Mỗi công ty kinh doanh ô tô hay nhà cung cấp sẽ có những quy định riêng về đại lý ô tô của họ. Về cơ bản, nếu muốn làm đại lý ô tô, bạn cần đáp ứng những điều kiện để mở đại lý, làm nhà phân phối sơn sau:

– Có mặt bằng thuận lợi cho việc kinh doanh ô tô

– Có đủ khả năng tài chính

– Có trách nhiệm với sản phẩm đưa ra thị trường

  1. Các loại thuế phải đóng sau khi mở đại lý ô tô?

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chủ thể kinh doanh phải đóng thuế theo quy định, bao gồm: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN…

  1. Mở đại lý ô tô có cần đăng ký kinh doanh không?

Mở đại lý ô tô bắt buộc phải đăng kí kinh doanh.

  1. Mở đại lý ô tô có cơ cấu tổ chức, vốn lớn nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào?

Nên lựa chọn kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp

  1. Mở đại lý ô tô cần bao nhiêu tiền?

Luật không có quy định cụ thể số tiền sẽ là bao nhiêu. Bởi lẽ, mở đại lý ô tô còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để tính mức chi phí, như: Chi phí nhập xe ô tô, Tiền thuê mặt bằng kinh doanh, tiền lương nhân viên chi trả hằng tháng, nội thất và các trang thiết bị khác phục vụ cho việc trang trí showroom, .v.v..

Tuy nhiên, các bạn có thể tạm ước tính được chi phí cố định bắt buộc phải thực hiện như:

– Chi phí thành lập doanh nghiệp: Tùy thuộc theo việc thỏa thuận giữa bạn và Công ty Luật có dịch vụ thành lập doanh nghiệp để cho ra mức giá phù hợp.

Thực tế hiện nay giá giao động từ 8 triệu đến 15 triệu bao gồm các dịch vụ đăng ký thành lập, làm con dấu, đăng ký thuế lần đầu, mở số tài khoản ngân hàng,…

– Chi phí thuê nhân sự: Hiện nay mức lương tối thiểu vùng: 4.420.000 đồng/tháng, Tùy vào năng lực và khả năng tài chính mà trả lương phù hợp.

– Các chi phí thuê mặt bằng, mua nội thất trang trí

– Chi phí nhập xe ô tô: Tùy từng loại, hãng xe mà mức giá chênh lệch khác nhau

Như vậy, hiện nay mở đại lý ô tô ước lượng từ 40.000 đến 100.000 đô tùy thuộc vào quy mô của từng cá nhân.

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành Đại lý ô tô và xe có động cơ và những kinh nghiệm thành lập công ty/doanh nghiệp ngành nghề này để kinh doanh. Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp hay vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788