Mã ngành Sản xuất trang phục

Mã ngành sản xuất trang phục là gì? Hiện nay việc kinh doanh ngành nghề sản xuất trang phục phải đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? Dưới đây, Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty, kinh nghiệm kinh doanh chuyên ngành sản xuất trang phục. Mời Quý bạn tham khảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã ngành Sản xuất trang phục mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành Sản xuất trang phục gồm: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); Sản xuất sản phẩm từ da lông thú; Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc;

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

 Mã ngành Sản xuất trang phục
Mã ngành Sản xuất trang phục

Mã ngành Sản xuất trang phục

14: SẢN XUẤT TRANG PHỤC

Ngành này gồm: Hoạt động may (may gia công hoặc may sẵn) bằng tất cả các nguyên liệu (ví dụ da, dệt, vải đan hoặc móc), tất cả các loại quần, áo (quần áo mặc ngoài hoặc quần áo lót của nam, nữ, trẻ em; quần áo đi làm, quần áo ở nhà hoặc quần áo của người thành thị…) và các đồ phụ kiện. Sản xuất trang phục ở ngành này không có sự phân biệt giữa quần áo cho người lớn và quần áo cho trẻ em hay quần áo truyền thống hoặc hiện đại.

141 – 1410 -14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

Nhóm này gồm:

– Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;

– Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;

– Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;

– Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc… cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy…,

– Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê…,

– Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;

– Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;

– Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;

– Sản xuất đồ lễ hội;

– Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;

– Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế;

– Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.

Loại trừ:

– Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);

– Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);

– Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);

– Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);

– Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

– Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

142 – 1420 -14200: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

Nhóm này gồm:

Sản xuất sản phẩm làm từ da lông thú như:

+ Trang phục lông thú và phụ trang,

+ Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải…

+ Các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.

Loại trừ:

– Sản xuất da lông sống được phân vào nhóm 014 (chăn nuôi) và nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Chế biến da thô và da sống được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Sản xuất lông thú giả (quần áo có lông dài thông qua đan, dệt) được phân vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi) và nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi);

– Sản xuất mũ lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất trang phục có trang trí lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Thuộc, nhuộm da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú);

– Sản xuất bốt, giày có phần lông thú được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép).

143 – 1430 – 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc

Nhóm này gồm:

– Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự;

– Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.

Loại trừ: Sản xuất vải đan móc, được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).

Mã ngành Sản xuất trang phục
Mã ngành Sản xuất trang phục

Thành lập công ty mã ngành Sản xuất trang phục

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

– Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

– Tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Địa chỉ trụ sở:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

– Vốn điều lệ:

Đối với Công ty hoạt động ngành Sản xuất trang phục không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa.

Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó.

– Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể chuyên về Sản xuất trang phục hoặc kinh doanh thêm những ngành nghề phụ bên cạnh các ngành nghề về Sản xuất trang phục.

Bước 2: Hồ sơ thành lập công ty mã ngành Sản xuất trang phục

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Quốc Bảo;

Bước 3: Nộp Hồ sơ

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Công việc sau khi thành lập công ty mã ngành sản xuất trang phục

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
  • Phí công bố: Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Mức lệ phí công bố là 100.000 đồng theo qui định tại Thông tư 47/2019/TT-BCT.

Con dấu của doanh nghiệp:

Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Đăng ký phương pháp trích khấu hao;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với cơ quan quản lý thuế theo qui định;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài;
  • Đặt và phát hành hóa đơn.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

Chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh ngành nghề sản xuất trang phục

Nghiên cứu kỹ về sản phẩm sẽ bán:

Đây là phần đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, nếu bạn không nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình định kinh doanh, bạn sẽ bị nhầm lẫn về nó. Điều đó dẫn đến việc tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của bạn, sẽ kém hấp dẫn hơn với khách hàng. Thậm chí, nó còn dẫn đến khó khăn trong việc đào tạo nhân viên của bạn.

Vốn đủ lớn để làm nền tảng cho công ty sản xuất quần áo:

Điều đầu tiên mà ai cũng biết đó là vốn. Cho dù đó là một doanh nghiệp hay một công ty cần vốn. Vậy nguồn vốn đó từ đâu ra?

Để thành lập công ty sản xuất quần áo thời trang, bạn cần một số vốn rất lớn. Việc vay mượn hay kêu gọi đầu tư từ người khác đều là điều cần thiết. Bạn sẽ không thể làm gì nếu không có đủ vốn dư thừa. Khi “đế chế” nhỏ của bạn được thành lập, sẽ có rất nhiều thứ phát sinh đòi hỏi phải có vốn.

Trang thiết bị đầy đủ cho công việc:

Trang thiết bị hiện đại không thể thiếu đối với việc may và sản xuất quần áo thời trang. Vì vậy không thể quên việc đầu tư tìm kiếm máy móc. Bạn cần tìm kiếm những công ty đáng tin cậy để đầu tư vào máy móc của mình. Một công ty sản xuất hàng may mặc không thể có một bộ máy bị hư hỏng.

Nếu máy không đảm bảo yêu cầu. Sản phẩm sẽ không được phát hành như mong đợi. Và điều đó có nghĩa là sẽ không có khách hàng nào tìm thấy bạn. Nên và có thể tìm thấy những thiết bị tiên tiến nhất. Điều đó sẽ đảm bảo rằng mọi hoạt động của công ty diễn ra suôn sẻ.

Nhân sự bắt mắt và có tay nghề cao:

Mỗi công ty quần áo thời trang đều có một đội ngũ nhân viên bắt mắt. Đặc biệt là luôn phải biết cập nhật xu hướng thời trang. Ngoài ra, đừng bỏ lỡ những xu hướng đang hot hiện nay. Điều này sẽ giúp cho việc phát triển công ty thời trang của bạn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì vậy, để thành lập công ty, bạn cần một đội ngũ nhân sự như vậy.

Ngoài ra, công nhân may có tay nghề lâu năm là rất cần thiết. Họ sẽ đảm bảo sản phẩm của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất. Thành phẩm sẽ được hoàn thiện một cách toàn diện và đẹp mắt nhất.

Chiến lược Quảng cáo và Tiếp thị:

Khi khởi nghiệp, vấn đề quan trọng nhất là nguồn việc, với thời đại hiện nay, hầu như các doanh nghiệp đều tiếp cận nguồn việc qua nhiều kênh khác nhau. Trong đó không thể bỏ qua kênh tìm việc trực tuyến, tức là quảng cáo qua các trang tin, báo, mạng xã hội…

Vấn đề thuê kế toán làm sổ sách kế toán:

Với một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, việc thuê một nhân viên chăm chỉ làm công việc kế toán và thuế là không cần thiết. Đó là bạn có thể thuê kế toán dịch vụ để tiết kiệm chi phí ban đầu. Công ty Luật có thể là địa chỉ uy tín để giới thiệu hoặc lựa chọn dịch vụ kế toán tốt nhất cho bạn.

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành Sản xuất trang phục và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên kinh doanh ngành nghề Sản xuất trang phục.

Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp doanh nghiệp nắm được những quy định cần thiết để thực hiện thủ tục mở công ty ngành Sản xuất trang phục thành công.

Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788