Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải

Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải là gì? Hiện nay việc kinh doanh ngành nghề sản xuất phương tiện vận tải phải đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? Dưới đây, Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty, kinh nghiệm kinh doanh chuyên ngành sản xuất phương tiện vận tải. Mời Quý bạn tham khảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải gồm: Đóng tàu và cấu kiện nổi; Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí; Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe; Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan; Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội; Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải chưa được phân vào đâu; Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu;

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải
Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải

Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải

30: SẢN XUẤT PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁC

Ngành này gồm: Sản xuất thiết bị vận tải để đóng tàu và sản xuất thuyền, sản xuất đầu máy xe lửa và lăn đường ray, sản xuất tàu vũ trụ, máy bay và sản xuất các phụ tùng của chúng.

301: Đóng tàu và thuyền

Nhóm này gồm: Đóng tàu, thuyền và các cấu kiện nổi khác dùng cho vận tải và các mục đích thương mại khác cũng như cho mục đích thể thao và giải trí.

3011 – 30110: Đóng tàu và cấu kiện nổi

Nhóm này gồm: Đóng tàu, trừ tàu cho thể thao hoặc giải trí và xây dựng cấu kiện nổi.

Cụ thể:

– Đóng tàu thương mại: Tàu chở khách, phà, tàu chở hàng, xà lan, tàu dắt…

– Đóng tàu chiến;

– Đóng tàu đánh cá và tàu chế biến cá.

Nhóm này cũng gồm:

– Đóng tàu di chuyển bằng đệm không khí (trừ loại tàu dùng cho giải trí);

– Xây dựng dàn khoan, tàu nổi hoặc tàu lặn;

– Thiết lập cấu kiện nổi: Sàn tàu nổi, thuyền phao, giếng kín, giàn nổi, phao cứu đắm, xà lan nổi, xà lan bốc dỡ hàng, cần trục nổi, mảng hơi không thể tái tạo…

– Sản xuất các bộ phận cho tàu và cho cấu kiện nổi.

Loại trừ:

– Sản xuất các bộ phận cho tàu không phải bộ phận thân tàu chính như:

+ Sản xuất buồm được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)),

+ Sản xuất tàu chân vịt được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu)

+ Sản xuất mỏ neo thép hoặc sắt được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu),

+ Sản xuất động cơ tàu thủy được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)).

– Sản xuất dụng cụ cho hải quân được phân vào nhóm 26510 (Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho tàu được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng);

– Sản xuất động cơ cho thủy phi cơ được phân vào nhóm 29100 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác);

– Sản xuất xuồng hơi hoặc bè mảng cho giải trí được phân vào nhóm 30120 (Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí);

– Sửa chữa đặc biệt và bảo dưỡng cho tàu và hệ thống nổi được phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác));

– Phá tàu cũ được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu);

– Lắp đặt bên trong cho thuyền được phân vào nhóm 43300 (Hoàn thiện công trình xây dựng).

3012 – 30120: Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí

Nhóm này gồm:

– Sản xuất xuồng hơi và bè mảng;

– Đóng thuyền buồm có hoặc không có trợ lực;

– Đóng xuồng máy;

– Đóng tàu đệm không khí dùng cho giải trí;

– Đóng thủy phi cơ cá nhân;

– Đóng tàu du lịch và thuyền thể thao khác như: Thuyền bơi, ca nô, xuồng.

Loại trừ:

– Sản xuất bộ phận của tàu du lịch và tàu thể thao như:

+ Sản xuất buồm được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)),

+ Sản xuất mỏ neo sắt hoặc thép được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu),

+ Sản xuất động cơ tàu thủy được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)),

– Sản xuất ván thuyền buồm và ván lướt sóng được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao),

– Bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay đổi tàu du lịch được phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)).

302 – 3020 – 30200: Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe

Nhóm này gồm:

– Sản xuất đầu máy điện, đầu điêzen, hơi nước và đầu máy xe lửa khác;

– Sản xuất toa khách xe lửa hoặc xe điện tự động, xe tải và toa trần, bảo dưỡng hoặc dịch vụ;

– Sản xuất toa xe điện hoặc xe lửa nói chung, không tự động như: Toa hành khách, toa chở hàng hóa, toa thùng, toa tải hàng tự phóng điện, vòi lấy nước, toa nước…

– Sản xuất những bộ phận đặc biệt của đầu máy và toa xe lửa như: Giá chuyển hướng, trục xe và bánh xe, phanh và các bộ phận của phanh; moóc và các bộ phận nối, giảm xóc và các bộ phận giảm xóc; thùng và khung toa; thân, nối hành lang, thiết bị chiếu sáng…

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất hiệu lệnh cơ khí và điện tử, thiết bị điều khiển giao thông và an toàn cho tàu hoả, tàu điện, đường bộ, đường thủy, các phương tiện đỗ và sân bay;

– Sản xuất đầu máy trong khai thác mỏ và các xe chạy đường ray dùng trong khai thác mỏ;

– Sản xuất chỗ ngồi tàu hoả.

Loại trừ:

– Sản xuất đường ray chưa lắp ráp được phân vào nhóm 24100 (Sản xuất sắt, thép, gang);

– Sản xuất thiết bị cố định đường ray được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).

– Sản xuất động cơ điện được phân vào nhóm 2710 (Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện);

– Sản xuất hiệu lệnh điện tử thiết bị điều khiển giao thông và an toàn, được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất động cơ và tubin được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)).

303 – 3030 – 30300: Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy bay vận tải hàng hóa và hành khách, cho mục đích quốc phòng, cho thể thao và các mục đích khác;

– Sản xuất máy bay trực thăng;

– Sản xuất tàu lượn, khung diều tàu lượn;

– Sản xuất khí cầu điều khiển được và khí cầu đốt nóng không khí;

– Sản xuất các bộ phận và phụ tùng của máy bay như:

+ Linh kiện chính như thân máy bay, cánh, cửa, bề mặt điều khiển, thiết bị hạ cánh, thùng nhiên liệu, vỏ động cơ máy bay, thiết bị chiếu sáng…

+ Cánh quạt máy bay, khối quay máy bay lên thẳng và khối động cơ đẩy,

+ Máy và động cơ trên máy bay,

+ Các bộ phận của máy bay phản lực và tubin phản lực cánh quạt cho máy bay,

– Sản xuất phụ tùng hạ cánh máy bay, bộ phận hãm…

– Sản xuất máy bay đào tạo phi công dưới đất;

– Sản xuất tàu vũ trụ và động cơ hạ cánh tàu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo, tàu thăm dò vũ trụ không người lái, trạm quỹ đạo, tàu con thoi;

– Sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và các tên lửa tương tự.

Nhóm này cũng gồm:

– Đại tu và thay đổi máy bay hoặc động cơ máy bay;

– Sản xuất ghế ngồi cho máy bay.

Loại trừ:

– Sản xuất dù được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục));

– Sản xuất đạn quân sự được phân vào nhóm 25200 (Sản xuất vũ khí và đạn dược);

– Sản xuất thiết bị viễn thông cho vệ tinh nhân tạo được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất thiết bị máy bay và thiết bị hàng không được phân vào nhóm 26510 (Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển);

– Sản xuất hệ thống điều khiển không quân được phân vào nhóm 26510 (Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho máy bay được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng);

– Sản xuất các bộ phận đánh lửa và các bộ phận điện khác cho động cơ đốt trong được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất pít tông, vòng pít tông và bộ chế hoà khí được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy));

– Sản xuất phụ tùng hạ cánh máy bay, máy phóng máy bay và thiết bị liên quan được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác).

304 – 3040 – 30400: Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội

Nhóm này gồm:

– Sản xuất xe tăng;

– Sản xuất thiết bị quân sự dùng cả cho địa hình dưới nước và trên cạn có trang bị;

– Sản xuất các xe chiến đấu quân sự khác.

Loại trừ: Sản xuất vũ khí và đạn dược được phân vào nhóm 25200 (Sản xuất vũ khí và đạn dược).

309: Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm: Sản xuất thiết bị vận tải ngoài xe có động cơ, thiết bị vận tải đường sắt, đường thủy, đường không hoặc vũ trụ và thiết bị quân sự.

3091 – 30910: Sản xuất mô tô, xe máy

Nhóm này gồm:

– Sản xuất mô tô, xe máy có bàn đạp hoặc xe đạp có một động cơ bổ trợ;

– Sản xuất động cơ cho xe mô tô;

– Sản xuất xe thùng;

– Sản xuất bộ phận và phụ tùng của xe mô tô.

Loại trừ:

– Sản xuất xe đạp được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật);

– Sản xuất xe cho người khuyết tật được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật).

3092 – 30920: Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật

Nhóm này gồm:

– Sản xuất xe đạp không có động cơ và các xe đạp khác, bao gồm xe đạp ba bánh (chuyên chở), xe nhiều người ngồi, xe đạp hai bánh và xe ba bánh cho trẻ em;

– Sản xuất các bộ phận và phụ tùng xe đạp;

– Sản xuất xe cho người khuyết tật có hoặc không có động cơ;

– Sản xuất bộ phận và phụ tùng xe cho người khuyết tật;

– Sản xuất xe nôi cho trẻ sơ sinh.

Loại trừ:

– Sản xuất xe đạp với động cơ phụ trợ được phân vào nhóm 30910 (Sản xuất mô tô, xe máy);

– Sản xuất đồ chơi có tay lái, bao gồm xe đạp và xe ba bánh bằng nhựa được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).

3099 – 30990: Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất xe kéo bằng động vật: Xe lừa kéo, xe trâu bò kéo…;

– Xe cút kít, xe kéo tay, xe đẩy trong siêu thị và các loại tương tự.

Loại trừ:

– Xe tải sử dụng trong các nhà máy có được lắp đặt với thiết bị nâng nhấc hay không, hay được kéo bằng tay (bao gồm xe tải kéo tay) được phân vào nhóm 28160 (Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp);

– Xe kéo trang trí trong nhà hàng, như xe chở thức ăn được phân vào nhóm 3100 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế).

Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải
Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải

Thành lập công ty mã ngành sản xuất phương tiện vận tải

Thủ tục thành lập công ty được thực hiện theo các bước sau: (i) chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty, (ii) nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp phí công bố thông tin doanh nghiệp. (iii) nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, (iv) khắc con dấu (mộc tròn) của công ty, (v) hoàn thành các thủ tục sau thành lập của công ty, (vi) tư vấn về các vấn đề pháp lý, Kế toán thuế cho hoạt động của công ty:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Ngay sau khi nhận được đầy đủ thông tin và tư vấn về các vấn đề liên quan đến tên công ty, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ của công ty, thông tin của người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp, Công ty Luật Quốc Bảo lập hồ sơ thành lập để chuyển nhượng khách hàng trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin đầy đủ từ khách hàng.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với các loại hình kinh doanh.

Tùy thuộc vào loại hình công ty mà khách hàng muốn thành lập: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc một loại hình doanh nghiệp khác, Chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ tương ứng, thường là hồ sơ thành lập công ty bao gồm: các tài liệu sau:

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ tùy thân cá nhân:

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ở bước 1, Công ty Luật Quốc Bảo tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khác với trước đây, thủ tục nộp phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với hồ sơ thành lập công ty.

Do đó, ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cũng công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành: 03 – 05 ngày làm việc.

Bước 3: Khắc con dấu (mộc tròn) của công ty

Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cũng là mã số thuế của công ty,  Công ty Luật Quốc Bảo sẽ tiến hành đánh dấu cho doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: 01 ngày.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp tự khắc con dấu và chịu trách nhiệm sử dụng con dấu hợp pháp của công ty.

Do đó, công ty không phải công bố thông báo mẫu con dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp mà không có sự giám sát từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Công ty Luật Quốc Bảo cam kết từ 04 đến 06 ngày làm việc sẽ hoàn thành tất cả các bước trên. Thời gian thực hiện dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hai bên.

Bước 4: Hoàn tất việc chuyển kết quả cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng các thủ tục thành lập công ty như sau

Sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, chúng tôi sẽ ủy quyền cho Quý khách hàng đến làm việc và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Chuyển giao kết quả dịch vụ cho khách hàng như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, bản công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp & tư vấn các thủ tục, lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp.

Bước 5: Hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty và kê khai thuế theo yêu cầu của khách hàng.

Kết quả của dịch vụ thành lập công ty được chuyển giao cho khách hàng, luật sư tư vấn công ty Luật Quốc Bảo có những lưu ý cho khách hàng về thuế (Kê khai thuế), những lưu ý liên quan đến công việc cần thực hiện. nay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: biển hiệu công ty, thuế, kế toán, lao động và sở hữu trí tuệ.

Công ty Luật Quốc Bảo sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan đến dịch vụ kế toán thuế, kê khai thuế, tư vấn các vấn đề tư vấn tài chính, nhãn hiệu, soạn thảo hợp đồng và các tranh chấp doanh nghiệp.

Lưu ý khi thành lập công ty/doanh nghiệp sản xuất

Trụ sở công ty: Theo Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020:

Trụ sở công ty không được ở ký túc xá, chung cư.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh khi thuê nhà hoặc mượn nhà làm trụ sở công ty, khách hàng nên ký hợp đồng thuê nhà, cho mượn nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp 02 bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ tương đương.

Trụ sở chính của công ty phải liên lạc được, có người nhận thư, tránh trường hợp cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thư mà không có người nhận sẽ được liệt kê là công ty không kinh doanh tại trụ sở chính và bị đóng cửa. mã số thuế, khóa mã công ty.

Doanh nghiệp nên sửa trụ sở theo quận vì khi thay đổi trụ sở chính sang các quận khác nhau, quận đã đăng ký hiện nay phải làm thủ tục đóng thuế để chuyển huyện trước khi thay đổi đăng ký kinh doanh.

Chọn loại hình doanh nghiệp

Theo ghi nhận của Luật Doanh nghiệp hiện hành (Luật Doanh nghiệp 2020), khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế, nếu khách hàng đang kinh doanh với các ngành nghề bình thường thì nên lựa chọn 3 loại hình kinh doanh phổ biến: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần.

Trên thực tế, sự khác biệt lớn nhất giữa công ty cổ phần và công ty TNHH là công ty cổ phần có thể linh hoạt huy động vốn và tham gia vào thị trường chứng khoán. Theo đó, số lượng cổ đông tối thiểu của một công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không giới hạn ở mức tối đa, và dễ dàng chuyển nhượng sau khi không còn là cổ đông sáng lập.

Đặt tên công ty: Theo Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020:

Trên thực tế, tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể đặt tên công ty mong muốn chỉ bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký.

Khi đặt tên cho một công ty, cần tránh những cái tên có yếu tố đặc thù nổi tiếng như: Samsung, Nokia, Honda,… hoặc nhãn hiệu độc quyền vì doanh nghiệp có thể có nguy cơ bị yêu cầu thay đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký tên công ty trùng lặp.

Ngoài ra, việc đặt tên công ty cũng cần tính đến việc tên riêng của công ty có khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để xác định thương hiệu công ty trong tương lai một cách đồng bộ và chuyên nghiệp.

Vốn điều lệ: Theo khoản 34 Điều 4, khoản 2.c Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020:

Theo Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm (kể cả ngành nghề cần vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ cần kê khai mức vốn cần thiết chứng minh hoặc xác nhận vốn thực tế).

Căn cứ vào nhu cầu hoạt động như: mức độ hợp đồng đã ký với đối tác, tham gia dự án, số vốn phải ký quỹ cho một số ngành nghề cụ thể, mức thuế suất giấy phép mà doanh nghiệp muốn nộp. Vốn điều lệ hợp lý, phù hợp và có tính đến trách nhiệm của chủ doanh nghiệp/công ty khi cam kết vốn.

Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với các cá nhân thành lập công ty có thể chọn góp vốn bằng cách hoặc chuyển vào tài khoản của công ty.

Tuy nhiên, đối với các tổ chức là thành viên/cổ đông của công ty, việc góp vốn phải được thực hiện bằng cách chuyển phần vốn góp vào tài khoản của công ty đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

(Tham khảo các quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ – CP và Thông tư 09/2015/BTC ngày 29/01/2015).

Theo quy định của pháp luật, thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty tương đối đơn giản, trong khi thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty tương đối có điều kiện và mất một thời gian nhất định, ngoại trừ thành viên và cổ đông.

Nếu cổ đông không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày, công ty phải hoạt động đủ 2 năm thì mới có thể đăng ký giảm vốn điều lệ với một số điều kiện nhất định.

Do đó, công ty cần xem xét mức vốn khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập công ty để đảm bảo việc góp vốn cũng như cân đối lợi ích của thành viên/cổ đông trong công ty.

Ngành nghề kinh doanh: Theo Quy định tại Điều 7 Nghị định 01/2021 về đăng ký kinh doanh:

Hiện nay, doanh nghiệp được phép kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong các lĩnh vực đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ. hồ sơ đăng ký công ty.

Có thể nói, ưu điểm phổ biến của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp không cần đưa ra điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

Do đó, tùy theo nhu cầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung cho ngành vì cơ sở không bao gồm các ngành nghề dự định.

Mã ngành nghề kinh doanh của công ty được áp dụng theo mã số cấp độ 4 theo quy định của hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ).

Năm điều được lưu ý ở trên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Trình tự thành lập công ty phải được hình thành từ việc lựa chọn tên doanh nghiệp đến lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh tối ưu nhất và phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp

Những lưu ý sau khi thành lập công ty

Khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải thực hiện đóng các loại thuế nào? và mức thuế phải đóng là bao nhiêu?”

Dưới đây là những lưu ý về thuế và các loại thuế doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ khi thành ập doanh nghiệp:

Các loại thuế công ty phải nộp

Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký);

Thuế giá trị gia tăng (theo cân đối đầu ra, đầu vào của công ty);

Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty);

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);

Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).

Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế

Đối với thuế môn bài: Căn cứ Nghị định số Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì doanh nghiệp thành lập năm 2022 sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài.

Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.

Trong năm 2022 khi doanh nghiệp thành lập công ty cũng đồng thời thành lập thêm địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty trên toàn quốc cũng được miễn thuế môn bài cho các đơn vị trực thuộc này.

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;

Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;

Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;

Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai

Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;

Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;

Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;

Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.

Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có).

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

Tuy nhiên, năm 2022 Chính phủ có áp dụng hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc gia hạn thời hạn nộp các loại thuế theo các thời hạn nhất định.

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành sản xuất phương tiện vận tải và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên kinh doanh sản xuất phương tiện vận tải

Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp doanh nghiệp nắm được những quy định cần thiết để thực hiện thủ tục mở công ty ngành sản xuất phương tiện vận tải thành công.

Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788