Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng là gì? Hiện nay việc kinh doanh ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng phải đăng ký giấy phép kinh doanh và thành lập công ty như thế nào? Dưới đây, Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty, kinh nghiệm kinh doanh chuyên ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng. Mời Quý bạn tham khảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg

Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng gồm: Phá hủy hoặc đập các toà nhà và các công trình khác; Làm sạch mặt bằng xây dựng; Vận chuyển đất: đào, lấp, san và ủi tại các mặt bằng xây dựng, đào móng, vận chuyển đá, nổ mìn…; Khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm tra, lấy mẫu thử để kiểm tra về địa chất, địa vật lý hoặc các mục đích tương tự;

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

431: Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Nhóm này gồm: Các hoạt động chuẩn bị mặt bằng cho các hoạt động xây dựng tiếp theo, bao gồm dỡ bỏ các công trình đang tồn tại trên mặt bằng đó.

4311 – 43110: Phá dỡ

Nhóm này gồm: Phá hủy hoặc đập các toà nhà và các công trình khác.

4312 – 43120: Chuẩn bị mặt bằng

Nhóm này gồm: Những hoạt động chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Cụ thể:

– Làm sạch mặt bằng xây dựng;

– Vận chuyển đất: đào, lấp, san và ủi tại các mặt bằng xây dựng, đào móng, vận chuyển đá, nổ mìn…

– Khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm tra, lấy mẫu thử để kiểm tra về địa chất, địa vật lý hoặc các mục đích tương tự;

– Chuẩn bị mặt bằng để khai thác mỏ như: Chuyển vật cồng kềnh và các hoạt động chuẩn bị, phát triển khác đối với mặt bằng và tài sản khoáng sản, ngoại trừ ở những vùng dầu và khí;

– Hệ thống cấp thoát nước tại mặt bằng xây dựng;

– Hệ thống cấp thoát nước nông nghiệp và lâm nghiệp;

– Dò mìn và các loại tương tự (bao gồm cả việc cho nổ) tại mặt bằng xây dựng.

Loại trừ:

– Khoan giếng sản xuất dầu hoặc khí được phân vào nhóm 06100 (Khai thác dầu thô), 06200 (Khai thác khí đốt tự nhiên);

– Khử độc cho đất được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác);

– Khoan giếng nước được phân vào nhóm 42220 (Xây dựng công trình cấp, thoát nước);

– Đào ống thông vào hầm mỏ được phân vào nhóm 43900 (Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác);

– Thăm dò dầu và khí, điều tra địa chấn, địa vật lý, địa chất được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

Kinh nghiệm thành lập công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Căn cứ pháp lý

Văn bản pháp luật khi thành lập công ty phá dỡ

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
  • Nghị định  108/2018/NĐ-CP;
  • Luật Xây dựng 2014;
  • Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

Điều kiện hoạt động thành lập công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Vì thành lập công ty phá dỡ thuộc nhóm mã ngành thi công xây dựng nên sẽ có điều kiện hoạt động kinh doanh tương tự giống công ty xây dựng.

Theo quy định tại Điều 157 Luật Xây dựng 2014 thì Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình được quy định như sau:

  • Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.
  • Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.
  • Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình. 

Theo quy định tại Điều 65 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2018/NĐ-CP về Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình thì:

  • Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

Hạng I:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
  • Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
  • Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

Hạng II

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
  • Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
  • Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

Hạng III

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
  • Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

b) Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

c) Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Quy trình thành lập công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng mới nhất năm 2022

Để thành lập công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng cần chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty phá dỡ phù hợp với loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm

  • Giấy đề nghị thành lập công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
  • Điều lệ công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
  • Danh sách thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty phá dỡ ( khi thành lập công ty phá dỡ là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công  ty hợp danh, công ty cổ phần )
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên góp vốn thành lập công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng (trường hợp người thực hiện thủ tục thành lập công ty phá dỡ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty phá dỡ)

Quy trình thành lập công ty phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thành lập công ty phá dỡ, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty phá dỡ nộp hồ sơ thành lập công ty đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty phá dỡ có địa chỉ trụ sở chính.

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thành lập công ty phá dỡ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty phá dỡ.

Thông báo mẫu dấu của công ty phá dỡ

Sau khi thành lập công ty  phá dỡ, công ty phá dỡ tiến hành khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu đến phòng đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Sau khi thành lập công ty phá dỡ, công ty phá dỡ cần đăng ký sử dụng chữ ký số để thực hiện kê khai thuế môn bài, kê khai thuế trong quá trình hoạt động của công ty phá dỡ.

Ngoài ra, nếu công ty phá dỡ có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì cần làm thủ tục phát hành hóa đơn.

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên kinh doanh Mã ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp doanh nghiệp nắm được những quy định cần thiết để thực hiện thủ tục mở công ty ngành Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng thành công.

Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788