Bổ sung ngành nghề lữ hành quốc tế – Thông tin cần biết

Việt Nam là một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch nước ngoài. Dịch vụ du lịch cho khách nước ngoài và du lịch ra nước ngoài mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp du lịch. Để kinh doanh du lịch cho khách nước ngoài tới Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế

Thủ tục bổ sung ngành nghề Lữ hành quốc tế như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

Hồ sơ bổ sung ngành nghề Lữ hành quốc tế gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên
  • Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
  • Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ (Trường hợp người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ thì không cần uỷ quyền nộp hồ sơ)
  • Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế

Danh mục các ngành nghề thuộc nhóm ngành lữ hành quốc tế gồm:

STTTên ngànhMã ngành
1.Đại lý du lịch7911
2.Điều hành tua du lịch. Chi tiết:Kinh doanh lữ hành nội địa;

Kinh doanh lữ hành quốc tế;

7912
3.Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch7990
4.Dịch vụ lưu trú ngắn ngày5510
6.Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)4931
7.Vận tải hành khách đường bộ khácChi tiết:

Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh

Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu

4932
8.Vận tải hành khách ven biển và viễn dương5011
9.Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết:– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay5229

Lưu ý:

Do điều kiện xin giấy phép kinh doanh Lữ hành quốc tế cần ký quỹ 500 triệu đồng với Outbound và 250 triệu động với inbound, vì vậy doanh nghiệp nếu có mức vốn điều lệ thấp hơn mức ký quỹ thì cần làm tăng vốn điều lệ cùng với bổ sung ngành nghề.

Doanh nghiệp nên đăng ký các mã ngành vận tải và lưu trú là các hoạt động có liên hệ mật thiết với kinh doanh du lịch.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Doanh nghiệp đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử tới Sở kế hoạch và đầu tư

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.

Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả
Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả

Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Do từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm Giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, chứng minh thư công chứng của người nộp hồ sơ nộp trực tiếp tại sở kế hoạch đầu tư sau khi nhận kết quả.

Lệ phí công bố thông tin theo quy định là 300.000 đồng

Bước 4: Xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải học và thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Hiện chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch. Tuy nhiên, theo Thông tư 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL) thì các bằng cấp đào tạo sau được coi là chuyên ngành về lữ hành:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch.
  • Quản trị du lịch MICE
  • Đại lý lữ hành
  • Hướng dẫn du lịch

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch

Tư vấn cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
Tư vấn cấp giấy phép kinh doanh lữ hành

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế không học các chuyên ngành nêu trên thì phải tham gia các khóa học đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm các nội dung đào tạo như sau:

  • Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;
  • Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
  • Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng

Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế: Theo quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch 2017 quy định như sau:

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thông tin chi tiết và yêu cầu dịch vụ Bổ sung ngành nghề, xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty Luatvn để được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên tận tình, giàu kinh nghiệm.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788