Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Với nhu cầu muốn khám phá danh lam thắng cảnh đẹp trên nhiều quốc gia trên thế giới của người dân ngày càng nhiều đã tạo môi trường cho nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư hoạt động du lịch nước ngoài hình thành và phát triển trong những năm gần đây.

Việc hoạt động du lịch nước ngoài được hợp pháp thì cần phải xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Vì vậy, có được giấy phép này thì Doanh nghiệp cần phải đáp ứng về điều kiện du lịch quốc tế và thủ tục. Luatvn.vn – Hotline/Zalo: 076 338 7788 xin được hướng dẫn cụ thể hơn như sau:

Mục lục

Đáp ứng về điều kiện du lịch quốc tế và thủ tục:

Theo quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014, hoạt động kinh doanh lữ hành thuộc vào nhóm danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và thuộc mã ngành 7912 là Điều hành Tour du lịch trên Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp hoặc hồ sơ đăng kí doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

  • Vì vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là ngành nghề được hoạt động hợp pháp nhưng phải có điều kiện bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Chủ thể kinh doanh lữ hành quốc tế đã hợp pháp nhưng Doanh nghiệp cần phải thực hiện các vấn đề sau:
  • Việc xin giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn trong nước hoặc có vốn Việt Nam liên doanh với nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp: Được thành lập theo các loại hình được quy định của Luật Doanh nghiệp 2014: Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần; Phải có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản riêng;
  • Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có vốn trong nước được quyền phục vụ khách nội địa lẫn khách quốc tế. Tuy nhiên, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với Doanh nghiệp có vốn trong nước gồm:

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

  • Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với Doanh nghiệp có vốn nước ngoài Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
  • Việc ký quỹ phải được thực hiện tại ngân hàng thương mại gồm ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh; ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm:

Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật

  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành như Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Du lịch lữ hành;Quản lý và kinh doanh du lịch.
Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế - 1
Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế – 1

Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế:

+ Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;

+ Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;

+ Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Sau khi có đủ các điều kiện để xin giấy phép kinh doanh lữu hành quốc tế thì Doanh nghiệp nên quy hoạch về phạm vi hoạt động của kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm những quyền và nghĩa vụ sau:

  •  Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;

Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;

  • Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch. Khi mua bảo hiểm thì khách du lịch trong nước sẽ có các hình thức bảo hiểm tại Quy tắc bảo hiểm khách du lịch Quyết định số 06-TC/BH về việc ban hành các quy tắc bảo hiểm khách du lịch:

+ Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam bao gồm: Những người vào Việt Nam tham quan, thăm viếng bạn bè, bà con, dự hội nghị, hội thảo quốc tế, đại hội, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, công tác; Những người đang cư trú tại Việt Nam như chuyên gia, công nhân, học sinh, những người làm việc trong các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế khi đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam;

+ Trường hợp người được bảo hiểm khảo sát, thám hiểm, biểu diễn nguy hiểm, đua xe, đua ngựa, đua thuyền, thi đấu các môn thể thao có tính chất chuyên nghiệp như: bóng đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván,… chỉ được bảo hiểm với điều kiện đã nộp thêm phụ phí bảo hiểm cho BAOVIET theo quy định tại Biểu phí và số tiền bảo hiểm.

+ Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài bao gồm: Tập thể đi thành đoàn có tổ chức và chương trình cụ thể đã định trước; Cá nhân; Trường hợp người được bảo hiểm khảo sát, thám hiểm, biểu diễn nguy hiểm, đua xe, đua ngựa, đua thuyền, thi đấu các môn thể thao có tính chất chuyên nghiệp như: bóng đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván… chỉ được bảo hiểm với điều kiện đã nộp thêm phụ phí bảo hiểm cho BAOVIET theo quy định tại “Biểu phí và số tiền bảo hiểm”.

Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng và hướng dẫn viên du lịch cần đáp ứng các chuyên môn sau:

+ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;
+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế;
+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.

Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;

  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch. Sau khi tuân thủ điều kiện theo Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thì Doanh cần thực hiện công việc này:

Thành phần hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
  • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  •  Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trình tự thực hiện

  • Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp hồ sơ đến Tổng cục Du lịch
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  •  Lệ phí: 3.000.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

KINH DOANH NU HANHTài liệu tham khảo:

1. Xem thủ tục tại Tổng cục Du lịch: http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/guides/49
2. Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017
3. Luật Đầu tư 2014
4. Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
5. Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
6. Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế,

Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
7. Quyết định số 06-TC/BH về việc ban hành các quy tắc bảo hiểm khách du lịch.

Quý khách vui lòng liên hệ Luatvn.vn để được tư vấn Hotline/Zalo: 076 338 7788 

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788