Cấp, Cấp Lại Giấy Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Tại TPHCM

Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm (Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh; thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực)

Bạn đang có nhu cầu đăng ký xin vệ sinh an toàn thực phẩm tại TPHCM. Để thực hiện việc này dễ dàng điều tất yếu đầu tiên là bạn phải nắm được luật. Nếu không việc bạn sẽ ngốn rất nhiều thời gian mà vẫn chưa đủ điều kiện được cấp giấy phép vệ sinh ATTP. Nếu bạn còn lăn tăn điều gì hoặc muốn được xử lý nhanh hãy gọi cho Luatvn.vn qua Hotline/ Zalo : 076 338 7788 để được các luật sư của chúng tôi tư vấn.

Mục lục

Thông tin về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh

Giấy phép vệ sinh ATTP chính là thủ tục vô cùng quan trọng đối với những cơ sở kinh doanh, sản xuất sản phẩm liên quan tới thực phẩm. Nếu các doanh nghiệp này không có giấy phép mà vẫn hoạt động sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên nếu đã đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại tphcm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Thứ nhất, không lo phát sinh vi phạm pháp luật
  • Thứ hai, là cơ sở khẳng định chất lượng, thu hút niềm tin từ người tiêu dùng
  • Thứ ba, dễ dàng phát triển thương hiệu hơn đối thủ

Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại tphcm
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại tphcm
Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm (Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh; thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực)
Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm (Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh; thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực)

a) Trình tự thực hiện:

–  Bước 1:

+ Đối với Trường hợp cấp mới, cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh, thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh: cơ sở kinh doanh thực phẩm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực; Trước thời hạn hết hiệu lực của Giấy Chứng nhận 06 tháng, trường hợp tiếp tục kinh doanh, cơ sở kinh doanh thực phẩm phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ được nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm (Số 18, Cách mạng tháng 8, phường Bến Thành, quận 1), từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).

–  Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định cấp Biên nhận hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực phẩm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm có văn bản yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản cơ sở kinh doanh thực phẩm phải bổ sung hồ sơ, quá thời hạn nêu trên Ban Quản lý An toàn thực phẩm có quyền hủy hồ sơ.

–  Bước 3:

+ Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Kết quả thẩm định “đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở kinh doanh thực phẩm phải nộp báo cáo kết quả khắc phục (theo mẫu) về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;
+ Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở kinh doanh thực phẩm không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Ban Quản lý An toàn thực phẩm xem xét và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ban Quản lý An toàn thực phẩm phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

–  Bước 4: Cơ sở kinh doanh thực phẩm căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm, nhận kết quả trực tiếp tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc nhận qua bưu điện.

Nếu bạn không có thừi gian hãy liên hệ với công ty TNHH Luật Quốc Bảo. Chúng tôi sẽ thay mặt bạn làm toàn bộ.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

–  Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu; đối với Cấp mới) hoặc Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu; đối với Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh, thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất (theo mẫu);
+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe để kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
–  Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ: tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”: cấp giấy chứng nhận.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở kinh doanh các loại bia; rượu, cồn và đồ uống có cồn; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; bột và tinh bột; bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình kinh doanh thực phẩm.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý An toàn thực phẩm.

g) Kết quả thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu) hoặc văn bản từ chối nêu rõ lý do.

h) Phí, Lệ phí:

–  Phí thẩm định: 1.000.000đ/lần thẩm định/cơ sở.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

–  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm (Mẫu 1b, Phụ lục I – Thông tư 58/2014/TT-BCT);
–  Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu 1c, Phụ lục I Thông tư 58/2014/TT-BCT);
–  Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ kinh doanh thực phẩm (Mẫu 2b, Phụ lục II – Thông tư 58/2014/TT-BCT);
–  Báo cáo kết quả khắc phục (Mẫu 4, Phụ lục IV– Thông tư 58/2014/TT-BCT);
–  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh (Mẫu 5d, Phụ lục V- Thông tư 58/2014/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
–  Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương về quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
–  Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
–     Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm.
Quý khách hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo để được tư vấn hỗ trợ Hotline/zalo: 076 338 7788

Đăng ký giấy phép vệ sinh ATTP tại TPHCM

Các cơ sở, doanh nghiệp muốn xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh còn băn khoăn về hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thể ủy thác cho đơn vị khác để tiến hành. Ưu điểm của việc làm này đó là thời gian nhanh chóng, đúng luật mà không mất nhiều thời gian.

Hiện nay, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh không khó để bạn tìm thấy một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, xin giấy cấp phép ATTP. Tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng làm việc chuyên nghiệp và đưa ra dịch vụ theo đúng cam kết. Điều này tạo ra những khó khăn cho quý bạn.

Để nói về điều này Luatvn.vn xin tự tin ứng cử mình với cơ sở, doanh nghiệp đang cần xin giấy phép ATTP. Hotline/ Zalo: 076 338 7788

Dịch vụ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại tphcm của Luatvn.vn

Uy tín, chuyên nghiệp, đúng luật chính là những cam kết mà chúng tôi đưa ra khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tại Luatvn.vn. Đặc biệt chúng tôi hiểu được khó khăn của doanh nghiệp nên có nhiều ưu đãi dành cho quý khách hàng.

Luatvn.vn với đội ngũ các luật sư giàu kinh nghiệp, làm việc tâm huyết, là chuyên gia hàng đầu:

  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đủ điều kiện để xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Luật sư đại diện cho doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép.
  • Tư vấn về hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp đúng chuẩn theo quy định pháp luật
Đăng ký vệ sinh ATTP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Đăng ký vệ sinh ATTP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ để đủ điều kiện xin cấp giấy phép vệ sinh ATTP

Để quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, quý bạn nên chuẩn bị trước một số hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm;
  • Bảng thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bi, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thực về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận sửa khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan y tế cấp quyận/huyện cấp theo quy định.
  • Số lượng hồ sơ: 02 (Hai) bộ.

KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM DOANH NGHIỆP BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Theo Nghị định Chính Phủ số 91/2012/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh không xuất trình được giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị xử phạt:

  • Bị phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng tùy theo hình thức và quy mô kinh doanh
  • Cấm sản xuất, kinh doanh: làm ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển trong chiến lược kinh doanh Quý khách
  • Tịch thu thiết bị, sản phẩm và xử phạt người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.

Quý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đang cần đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại TPHCM liên hệ ngay với Luatvn.vn để được tư vấn trọn gói. Hotline/ Zalo : 076 338 7788

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788