Mã ngành Bán buôn thực phẩm là gì? Để đăng ký thành lập và hoạt động công ty chuyên bên lĩnh vực bán buôn thực phẩm thì nên đăng ký mã ngành nghề kinh doanh nào? Nếu bạn chưa rõ thông tin này thì hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau đây.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Mã ngành Bán buôn thực phẩm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- 2 Thủ tục thành lập hộ kinh doanh, công ty kinh doanh thực phẩm
- 2.1 Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty
- 2.2 Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- 2.3 Hình thức đăng ký:
- 2.3.1 Cách 1. Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại bộ phận một cửa – Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- 2.3.2 Cách 2. Thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh. Bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại Hà Nội của Anpha.
- 2.3.3 Thời hạn giải quyết:
- 2.4 Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (giấy phép ATTP)
- 2.5 Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm:
- 2.6 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm
- 2.7 Điều kiện chung cho tất cả các hình thức kinh doanh thực phẩm
- 3 Một số câu hỏi thường gặp
- 3.1 Câu 1. Loại hình kinh doanh nào cần có giấy phép an toàn thực phẩm?
- 3.2 Câu 2. Đăng ký cơ sở kinh doanh thực phẩm cần giấy tờ gì?
- 3.3 Câu 3. Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm gồm những gì?
- 3.4 Câu 4. Đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu?
- 3.5 Câu 5. Đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm mất bao lâu?
Mã ngành Bán buôn thực phẩm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Bán buôn thực phẩm gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt; Bán buôn thủy sản; Bán buôn rau, quả; Bán buôn cà phê; Bán buôn thực phẩm khác;.
Lưu ý: Khi đăng ký, kê khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4.
Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty
4632: Bán buôn thực phẩm
Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…
Loại trừ:
– Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn);
– Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh được phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phẩm khác);
– Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh được phân vào nhóm 1101 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm 1102 (Sản xuất rượu vang).
– 46321: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt
Nhóm này gồm:
– Bán buôn thịt gia súc, gia cầm tươi, đông lạnh, sơ chế;
– Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm.
Loại trừ: Bán buôn gia súc, gia cầm sống được phân vào nhóm 46203 (Bán buôn động vật sống).
– 46322: Bán buôn thủy sản
Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.
46323: Bán buôn rau, quả
Nhóm này gồm:
– Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh và chế biến, nước rau ép;
– Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến, nước quả ép.
– 46324: Bán buôn cà phê
Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột.
– 46325: Bán buôn chè
Nhóm này gồm: Bán buôn các loại chè đen, chè xanh đã hoặc chưa chế biến, đóng gói, kể cả loại chè đóng gói nhỏ pha bằng cách nhúng gói chè vào nước (chè Lippton, Dilmate…).
– 46326: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột
Nhóm này gồm:
– Bán buôn đường, bánh, mứt, kẹo, sôcôla, cacao…;
– Bán buôn sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc… và sản phẩm sữa như bơ, phomat…;
– Bán buôn mỳ sợi, bún, bánh phở, miến, mỳ ăn liền và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.
– 46329: Bán buôn thực phẩm khác
Nhóm này gồm:
– Bán buôn trứng và sản phẩm từ trứng;
– Bán buôn dầu, mỡ động thực vật;
– Bán buôn hạt tiêu, gia vị khác;
– Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh, công ty kinh doanh thực phẩm
Mã ngành Bán buôn thực phẩm
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm;
– Điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm;
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
– Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, của người đại diện theo pháp luật.
– Trường hợp thành viên góp vốn thành lập là tổ chức cần bổ sung:
Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức;
Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
– Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện);
– Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online tại đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
Thời hạn giải quyết:
3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng);
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Hình thức đăng ký:
Cách 1. Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại bộ phận một cửa – Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Cách 2. Thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh. Bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại Hà Nội của Anpha.
Thời hạn giải quyết:
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (giấy phép ATTP)
Mã ngành Bán buôn thực phẩm
Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải liên hệ Ban quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm để xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi chính thức đưa sản phẩm của mình ra thị trường.
Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm:
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành thực phẩm);
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở;
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Lưu ý:
Trước khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, chủ cơ sở và các nhân viên làm việc tại cơ sở phải đăng ký tham gia tập huấn kiến thức VSATTP với Ban Quản lý An toàn thực phẩm của tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở kinh doanh. Thời gian từ khi đăng ký tới khi được cấp giấy xác nhận kiến thức về VSATTP từ 15-20 ngày.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm
- Bộ công thương, sở công thương:
- Có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất rượu bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện ATVSTP đối với cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm toàn bộ quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch; các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
- Bộ Y tế, trong đó:
- Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế có thẩm quyền cấp giấy phép đối với công ty hoặc hộ kinh doanh nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;
- Phòng y tế – ủy ban nhân quận:
- Có quyền hạn cấp giấy phép cho các Hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ hơn.
- Vậy làm sao để xác định chính xác cơ sở kinh doanh của mình sẽ do cơ quan nào cấp giấy phép VSATTP. Nếu không chắc chắn bạn hãy liên hệ Luật Quốc Bảo để được hỗ trợ thông tin chính xác và đầy đủ nhất.
- Thời hạn cấp giấy phép an toàn thực phẩm:
- Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu cơ sở đủ điều kiện thì được cấp giấy phép vệ sinh ATTP, nếu không đủ điều kiện thì cơ quan chức năng thẩm định sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Lưu ý: Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra một lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.
Điều kiện chung cho tất cả các hình thức kinh doanh thực phẩm
Mã ngành Bán buôn thực phẩm
Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có hệ thống vận hành và xử lý nước thải, chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Nơi bảo quản quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; đảm bảo đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
Điều kiện về vận chuyển thực phẩm
– Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch.
– Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
– Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.
Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm
– Nguồn nguyên liệu phải có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Hóa chất độc hại không để cùng thực phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển để tránh nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Ngoài những điều kiện chung ở trên, tùy theo hình thức kinh doanh thực phẩm cụ thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt khác. Ví dụ: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống phải đảm bảo các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất…; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn,…phải đảm bảo các điều kiện về nhà bếp, nhà ăn…
Một số câu hỏi thường gặp
Câu 1. Loại hình kinh doanh nào cần có giấy phép an toàn thực phẩm?
Ngoại trừ hình thức kinh doanh thức ăn đường phố, đối với những cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến và dịch vụ ăn uống bắt buộc phải có giấy chứng nhận sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Câu 2. Đăng ký cơ sở kinh doanh thực phẩm cần giấy tờ gì?
Nếu bạn muốn đăng ký kinh doanh thực phẩm thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
Đăng ký hộ kinh doanh/công ty kinh doanh thực phẩm;
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP).
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, bạn cần đáp ứng thêm các giấy tờ khác như giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và an ninh trật tự, giấy xác nhận phù hợp theo quy định về ATTP (nếu kinh doanh sản phẩm chức năng).
Câu 3. Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm gồm những gì?
Hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành thực phẩm);
Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP theo quy định;
Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.
Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở;
Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Câu 4. Đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu?
Cơ quan được phép cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm có: Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế. Bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Câu 5. Đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm mất bao lâu?
Việc đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm tại Sở Kế hoạch và Đầu tư mất từ 5-7 ngày làm việc. Sau khi thành lập công ty xong, bạn phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, việc này có thể mất thêm của bạn từ 20-25 ngày hoặc lâu hơn thế.
Trên đây là Mã ngành Bán buôn thực phẩm theo quy định hiện hành. Hãy đến với Luật Quốc Bảo, Quý bạn sẽ an tâm thực hiện, dưới chi phí phù hợp và giá cả phải chăng. Trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN