Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải là gì? Hiện nay việc kinh doanh ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải phải đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? Dưới đây, Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty, kinh nghiệm kinh doanh chuyên ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải. Mời Quý bạn tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- 2 Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
- 2.1 522: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
- 2.1.1 5221-52210: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt
- 2.1.2 5222: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
- 2.1.3 5223: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không
- 2.1.4 Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
- 2.1.5 5224: Bốc xếp hàng hóa
- 2.1.6 5225: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
- 2.1.7 5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
- 2.1 522: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
- 3 Kinh nghiệm thành lập công ty Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
- 3.1 Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền?
- 3.2 Hồ sơ đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp
- 3.3 Kinh nghiệm thành lập công ty hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải hữu ích cho doanh nghiệp
- 3.4 Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
- 3.5 Kinh nghiệm lựa chọn người đại diện pháp luật
- 3.6 Kinh nghiệm về chọn loại hình công ty
- 3.7 Kinh nghiệm về điều kiện kinh doanh
- 3.8 Kinh nghiệm chuẩn bị ngành nghề kinh doanh
- 3.9 Kinh nghiệm đặt địa chỉ đặt công ty
- 3.10 Kinh nghiệm chuẩn bị đặt tên cho công ty
- 3.11 Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
- 3.11.1 Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
- 3.11.2 * Treo bảng hiệu công ty
- 3.11.3 * Khắc con dấu công ty
- 3.11.4 * Góp vốn vào công ty
- 3.11.5 * Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
- 3.11.6 * Đăng ký mua chữ ký số
- 3.11.7 * Thông báo phát hành hóa đơn GTGT
- 3.11.8 * Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp
- 3.11.9 * Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên
- 3.11.10 * Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải gồm: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không; Bốc xếp hàng hóa; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải;
Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4
Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
522: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Nhóm này gồm: Hoạt động hỗ trợ vận tải hành khách hoặc hàng hóa như hoạt động của các bến bãi ô tô, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, hầm đường bộ, cầu và các kết cấu hạ tầng giao thông khác hoặc các hoạt động bốc hàng hóa lên phương tiện, dỡ hàng từ phương tiện hoặc bốc từ phương tiện vận tải này để xếp lên phương tiện vận tải khác.
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động bảo dưỡng các công trình giao thông hoặc các thiết bị phục vụ hệ thống giao thông.
5221-52210: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt
Loại trừ: Bốc xếp hàng hóa đường sắt được phân vào nhóm 52241 (Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt)
Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường sắt:
– Hoạt động của các nhà ga đường sắt;
– Hoạt động quản lý, điều độ mạng đường sắt;
– Bẻ ghi đường sắt, trạm chắn tàu.
Loại trừ: Bốc dỡ hàng hóa đường sắt được phân vào nhóm 52241 (Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt).
5222: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
Nhóm này gồm:
– Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường thủy;
– Hoạt động của cảng biển, cảng sông, bến tàu, cầu tàu;
– Hoạt động của các cửa ngầm đường thủy;
– Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu cập bến;
– Hoạt động của tàu, xà lan, Lash, hoạt động cứu hộ;
– Hoạt động của trạm hải đăng.
Loại trừ:
– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển) và nhóm 52244 (Bốc xếp hàng hóa cảng sông);
– Hoạt động của các bến du thuyền được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).
52221: Hoạt động điều hành cảng biển
Nhóm này gồm:
– Hoạt động của cảng biển, bến tàu, cầu tàu.
52222: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải ven biển và viễn dương
Nhóm này gồm:
– Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa ven biển và viễn dương;
– Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu thuyền cập bến;
– Hoạt động của tàu, xà lan, Lash, hoạt động cứu hộ đường biển;
– Hoạt động của trạm hải đăng.
Loại trừ:
– Bốc xếp hàng hóa cảng biển được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển);
– Hoạt động của các bến du thuyền được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).
52223: Hoạt động điều hành cảng đường thủy nội địa
Nhóm này gồm:
– Hoạt động của cảng, bến tàu, cầu tàu đường thủy nội địa: đường sông, hồ, kênh, rạch.
52224: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan tới vận tải đường thủy nội địa
Nhóm này gồm:
– Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch.
– Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu thuyền cập bến.
– Hoạt động cứu hộ đường sông.
Loại trừ:
– Bốc xếp hàng hóa cảng sông được phân vào nhóm 52244 (Bốc xếp hàng hóa cảng sông).
– Hoạt động của các bến du thuyền được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).
5223: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không
Nhóm này gồm: Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa hàng không như:
– Hoạt động điều hành hành khách đi, đến tại ga hàng không;
– Hoạt động điều hành bay, kiểm soát không lưu;
– Hoạt động dịch vụ mặt đất ở sân bay…
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động cứu hoả và phòng chống cháy nổ tại sân bay.
Loại trừ:
– Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không được phân vào nhóm 52245 (Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không);
– Hoạt động của các trường đào tạo phi công và nhân viên hàng không được phân vào nhóm 85590 (Giáo dục khác chưa được phân vào đâu).
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
52231: Dịch vụ điều hành bay
Nhóm này bao gồm: Hoạt động điều hành bay, kiểm soát không lưu.
52232: Dịch vụ điều hành hoạt động cảng hàng không
Nhóm này bao gồm:
– Hoạt động điều hành hành khách đi, đến tại cảng hàng không.
– Hoạt động dịch vụ mặt đất cảng hàng không.
52239: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải hàng không
Nhóm này gồm: Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng hàng không như: hoạt động cứu hoả và phòng chống cháy nổ tại sân bay.
Loại trừ:
– Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không được phân vào nhóm 52245 (Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không);
– Hoạt động của các trường đào tạo phi công và nhân viên hàng không được phân vào nhóm 85590 (Giáo dục khác chưa được phân vào đâu).
5224: Bốc xếp hàng hóa
Nhóm này gồm:
– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách lên phương tiện vận tải hoặc dỡ hàng hóa hoặc hành lý của hành khách từ phương tiện vận tải;
– Bốc vác hàng hóa;
– Bốc, dỡ hàng hóa toa xe lửa.
Loại trừ: Hoạt động của các nhà ga đường sắt, bến bãi ô tô, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông được phân vào các nhóm từ 5221 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt) đến 5223 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không) với các phân nhóm tương ứng và 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ).
52241: Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt
Nhóm này gồm:
– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách lên tàu hỏa hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ tàu hỏa;
– Bốc vác hàng hóa tại ga đường sắt.
Loại trừ: Hoạt động của các nhà ga đường sắt được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt).
52242: Bốc xếp hàng hóa đường bộ
Nhóm này gồm:
– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách lên ô tô hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ ô tô;
– Bốc vác hàng hóa tại bến, bãi đỗ ô tô.
Loại trừ: Hoạt động của các bến, bãi ô tô được phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ).
52243: Bốc xếp hàng hóa cảng biển
Nhóm này gồm:
– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách lên tàu biển hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ tàu biển;
– Bốc vác hàng hóa tại cảng biển.
Loại trừ: Hoạt động của các cảng biển được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển).
52244: Bốc xếp hàng hóa cảng sông
Nhóm này gồm:
– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách lên tàu, thuyền và phương tiện vận tải đường sông, hồ, kênh, rạch hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ các phương tiện đó;
– Bốc vác hàng hóa.
Loại trừ: Hoạt động của các cảng sông được phân vào nhóm 52222 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải ven biển và viễn dương).
52245: Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không
Nhóm này gồm:
– Xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách lên máy bay hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ máy bay;
– Bốc vác hàng hóa.
Loại trừ: Hoạt động của các nhà ga hàng không, cảng hàng không được phân vào nhóm 52231 (Dịch vụ điều hành bay) và 52239 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khác cho vận tải hàng không).
52249: Bốc xếp hàng hóa loại khác
Nhóm này gồm:
– Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa tại các địa điểm như kho hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…
5225: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
Nhóm này gồm:
– Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường bộ;
– Hoạt động của các bến, bãi ô tô, điểm bốc xếp hàng hóa;
– Hoạt động quản lý đường bộ, cầu, đường hầm, bãi đỗ xe ô tô hoặc gara ôtô, bãi để xe đạp, xe máy;
– Lai dắt, cứu hộ đường bộ.
Nhóm này cũng gồm: Hoá lỏng khí để vận chuyển.
Loại trừ: Bốc dỡ hàng hóa đường bộ được phân vào nhóm 52242 (Bốc xếp hàng hóa đường bộ).
52251: Hoạt động điều hành bến xe
Nhóm này gồm:
– Hoạt động điều hành của các bến, bãi ô tô, điểm bốc xếp hàng hóa.
52252: Hoạt động quản lý, điều hành đường cao tốc, cầu, hầm đường bộ
Nhóm này gồm:
– Hoạt động quản lý, điều hành giao thông của các đường cao tốc, cầu, hầm đường bộ.
52253: Hoạt động quản lý bãi đỗ, trông giữ phương tiện đường bộ
Nhóm này gồm:
– Hoạt động quản lý, trông giữ tại các bãi, điểm đỗ ô tô, xe máy, các phương tiện đường bộ khác.
52259: Hoạt động dịch vụ khác hỗ trợ liên quan đến vận tải đường bộ
Nhóm này gồm:
– Hoạt động lai dắt, cứu hộ đường bộ
Nhóm này cũng bao gồm:
– Hoá lỏng khí để vận chuyển.
Loại trừ:
– Bốc dỡ hàng hóa đường bộ được phân vào nhóm 52242 (Bốc xếp hàng hóa đường bộ).
5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Nhóm này gồm:
– Gửi hàng;
– Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường không;
– Giao nhận hàng hóa;
– Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn;
– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
– Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không;
– Môi giới thuê tàu biển và máy bay;
– Hoạt động liên quan khác như: Bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hóa.
Loại trừ:
– Hoạt động chuyển phát được phân vào nhóm 53200 (Chuyển phát);
– Bảo hiểm ôtô, tàu biển, máy bay vào bảo hiểm phương tiện giao thông khác được phân vào nhóm 65129 (Bảo hiểm phi nhân thọ khác);
– Hoạt động của các đại lý du lịch được phân vào nhóm 79110 (Đại lý du lịch);
– Hoạt động điều hành tua du lịch được phân vào nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);
– Hoạt động hỗ trợ du lịch được phân vào nhóm 79900 (Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch).
52291: Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển
Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ sau đây được thực hiện theo ủy thác của chủ tàu.
Cụ thể:
– Làm thủ tục cho tầu vào/ra cảng; thu xếp tàu lai dắt, hoa tiêu, bố trí cầu bến, nơi neo đậu tàu biển để thực hiện bốc dỡ hàng hóa, đưa đón khách lên tàu;
– Thông báo thông tin cần thiết cho các bên liên quan đến tàu, hàng hóa và hành khách, chuẩn bị tài liệu, giấy tờ về hàng hóa/hành khách, thu xếp giao hàng cho người nhận hàng; làm thủ tục hải quan, biên phòng có liên quan đến tàu và thủ tục về bốc dỡ hàng hóa, hành khách lên xuống tàu;
– Thực hiện việc thu hộ, trả hộ tiền cước, tiền bồi thường, các khoản tiền khác; thu xếp việc cung ứng cho tàu biển tại cảng;
– Ký kết hợp đồng thuê tàu, làm thủ tục giao nhận tàu và thuyền viên; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa;
– Thực hiện các thủ tục liên quan đến tranh chấp hàng hải, các công việc khác theo ủy quyền.
– Các công việc phục vụ quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển (kể cả hợp đồng vận tải đa phương thức).
– Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bốc dỡ, kho tàng, bến bãi, cầu tầu và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác;
– Làm đại lý công-te-nơ (container).
– Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.
52292: Logistics
Nhóm này gồm:
– Hoạt động lập kế hoạch, tổ chức và hỗ trợ hoạt động vận tải, kho bãi và phân phối hàng hóa.
52299: Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
– Môi giới thuê tàu biển, máy bay, phương tiện vận tải bộ;
– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay;
– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Loại trừ:
– Hoạt động chuyển phát được phân vào nhóm 53200 (Chuyển phát);
– Bảo hiểm ôtô, tàu biển, máy bay và bảo hiểm phương tiện giao thông khác được phân vào nhóm 65129 (Bảo hiểm phi nhân thọ khác);
– Hoạt động của các đại lý du lịch được phân vào nhóm 79110 (Đại lý du lịch);
– Hoạt động điều hành tua du lịch được phân vào nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);
– Hoạt động hỗ trợ du lịch được phân vào nhóm 79900 (Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch).
Kinh nghiệm thành lập công ty Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền?
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Hiện nay việc thành lập doanh nghiệp vận tải cần bao nhiêu tiền? là băn khoăn được nhiều doanh nghiệp, doanh nhân quan tâm.
Trên thực tế, thì khi thành lập một công ty, số vốn tối thiểu cần thiết sẽ phụ thuộc vào điều kiện, yêu cầu, quy định của ngành nghề kinh doanh cũng như khả năng tài chính của từng doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực vận tải thì đây là ngành nghề kinh doanh không yêu cầu vốn pháp định, nên doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo là có đủ tiền để đảm bảo các điều kiện liên quan đến trụ sở, phương tiện.
Ngoài ra, trường hợp này, doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào mong muốn, khả năng của công ty vận tải. Nhưng lưu ý không nên đăng ký quá thấp, vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín công ty dành cho đối tác
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ doanh nghiệp;
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
– Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên/cổ đông là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).
Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian làm việc: 03 – 05 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Thông báo về cơ quan thuế quản lý
Sau khi hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty vận tải lên cho Sở kế hoạch và đầu tư.
Kinh nghiệm thành lập công ty hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải hữu ích cho doanh nghiệp
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp vận tải hàng hóa bao gồm cách thức chuẩn bị thông tin khi đăng ký công ty kinh doanh vận tải và nhưng thủ tục cần hoàn tất sau khi mở công ty vận tải thành công.
Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Bên cạnh việc quan tâm thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau, để giúp quá trình thành lập công ty thuận lợi nhất:
Kinh nghiệm lựa chọn người đại diện pháp luật
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Doanh nghiệp cần chọn người đủ kinh nghiệm, có năng lực, có khả năng quyết định những công việc quan trọng, có thể chịu trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty.
Kinh nghiệm về chọn loại hình công ty
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Hãy căn cứ vào khả năng, điều kiện, tính chất của doanh nghiệp để chọn loại hình phù hợp nhất. Một số loại hình công ty phổ biến doanh nghiệp có thể chọn gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần.
Kinh nghiệm về điều kiện kinh doanh
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Ngành nghề vận tải là một ngành nghề có điều kiện, do đó, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện liên quan về giấy phép, phương tiện, tài xế, người quản lý, chứng chỉ, văn bằng liên quan…
Kinh nghiệm chuẩn bị ngành nghề kinh doanh
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp thì mới có thể kinh doanh lĩnh vực vận tải theo đúng quy định. Tham khảo danh mục ngành nghề đã nêu ở phía trên.
Kinh nghiệm đặt địa chỉ đặt công ty
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Doanh nghiệp vận tải cần chọn địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh đúng quy định, không sử dụng địa chỉ giả, hãy dùng địa chỉ chính xác, rõ ràng.
Kinh nghiệm chuẩn bị đặt tên cho công ty
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Tên công ty không được giống với công ty khác, không sử dụng tên cơ quan chức năng làm tên công ty và phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về doanh nghiệp.
Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Sau khi mở công ty thành công, doanh nghiệp cần thực hiện và hoàn tất các thủ tục sau đây:
* Treo bảng hiệu công ty
– Doanh nghiệp vận tải đặt làm bảng hiệu của công ty mình, sau đó treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý.
– Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…
* Khắc con dấu công ty
– Công ty kinh doanh vận tải sẽ cần có con dấu riêng cho công ty mình. Do đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng khắc con dấu sau khi có mã số thuế.
– Hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên phải đảm bảo có đủ những thông tin cần thiết về tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp.
– Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp công bố mẫu dấu sẽ sử dụng công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
* Góp vốn vào công ty
– Công ty vận tải có thể tiến hành góp vốn bằng tải sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.
– Thời hạn góp vốn tối đa vào công ty là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.
– Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.
* Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
– Chủ doanh nghiệp vận tải mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty.
– Tiến hành làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
* Đăng ký mua chữ ký số
– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.
– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty.
– Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
* Thông báo phát hành hóa đơn GTGT
– Công ty giúp việc theo giờ thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.
* Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty vận tải thành công. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
– Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
– Thuế môn bài, công ty giúp việc theo giờ phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên
– Để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán để tiết kiệm chi phí.
– Nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên.
Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
* Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty.
Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp giúp việc theo giờ sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.
Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên kinh doanh Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải
Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp doanh nghiệp nắm được những quy định cần thiết để thực hiện thủ tục mở công ty ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải thành công.
Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN