Mã ngành khai thác đất đá cát sỏi

Mã ngành khai thác đất đá cát sỏi là gì? Bạn muốn mở cửa hàng hay doanh nghiệp/công ty để kinh doanh ngành nghề khai thác đất, đá, cát, sỏi theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, nhưng chưa hiểu rõ và biết cách thành lập sao cho đúng quy định luật định. Đừng lo, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã ngành khai thác đất, đá, cát, sỏi mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành khai thác đất, đá, cát, sỏi gồm: Các hoạt động khai thác từ quặng, nạo vét lớp bùn dưới lòng sông, khe đá và cả bãi cát ngầm. Các sản phẩm này được sử dụng hầu hết trong ngành xây dựng (như cát, đá) trong ngành chế biến vật liệu (như thạch cao, đất sét, can xi…) và chế biến hoá chất…

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4 như phần bôi vàng.

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành khai thác đất đá cát sỏi
Mã ngành khai thác đất đá cát sỏi

Mã ngành khai thác đất, đá, cát, sỏi

08: KHAI KHOÁNG KHÁC

Ngành này gồm: Các hoạt động khai thác từ quặng, nạo vét lớp bùn dưới lòng sông, khe đá và cả bãi cát ngầm. Các sản phẩm này được sử dụng hầu hết trong ngành xây dựng (như cát, đá) trong ngành chế biến vật liệu (như thạch cao, đất sét, can xi…) và chế biến hoá chất…

Loại trừ: Hoạt động chế biến quặng kim loại (trừ hoạt động nghiền, sàng, lọc, phân loại, làm sạch và trộn).

081 – 0810: Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

08101: Khai thác đá

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác mỏ để sản xuất ra các loại đá phục vụ việc xây dựng, cho điêu khắc ở dạng thô đã được đẽo gọt sơ bộ hoặc cưa cắt tại nơi khai thác đá như: Đá phiến cẩm thạch, đá granit, sa thạch…

– Hoạt động chẻ, đập vỡ đá để làm nguyên liệu thô cho sản xuất vật liệu xây dựng, làm đường;

– Hoạt động khai thác đá phấn làm vật liệu chịu lửa;

– Hoạt động đập vỡ, nghiền đá.

08102: Khai thác cát, sỏi

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác cát, khai thác sỏi để phục vụ cho xây dựng và sản xuất vật liệu;

08103: Khai thác đất sét

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác đất sét, cao lanh;

– Hoạt động khai thác đất sét làm vật liệu chịu lửa, làm đồ gốm.

Loại trừ:

– Các hoạt động khai thác cát bitum được phân vào nhóm 06100 (Khai thác dầu thô);

– Khai thác khoáng phân bón và khoáng hoá chất được phân vào nhóm 08910 (Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón);

– Sản xuất các khoáng chất nung chảy được phân vào nhóm 2394 (Sản xuất xi măng, vôi, thạch cao);

– Các hoạt động cắt, xén đá và hoàn thiện đá được phân vào nhóm 23960 (Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá).

089: Khai khoáng chưa được phân vào đâu

0891 – 08910: Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác muối nitơ, kali hoặc phốt pho tự nhiên;

– Hoạt động khai thác lưu huỳnh tự nhiên;

– Hoạt động khai thác pirít và chất chủ yếu chứa lưu huỳnh không kể hoạt động nung chảy;

– Hoạt động khai thác quặng bari cacbonat, bari sunphat (barít), borat tự nhiên, sunfatmanhe tự nhiên;

– Hoạt động khai thác khoáng chất khác chủ yếu chứa hoá chất ví dụ như đất màu và fluorit.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động khai thác phân động vật.

Loại trừ:

– Khai thác muối được phân vào nhóm 08930 (Khai thác muối);

– Hoạt động nung chảy pirit sắt được phân vào nhóm 20119 (Sản xuất hoá chất cơ bản khác);

– Sản xuất phân bón tổng hợp và hợp chất nitơ được phân vào nhóm 20120 (Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ).

0892 – 08920: Khai thác và thu gom than bùn

Nhóm này gồm:

– Khai thác than bùn;

– Thu gom than bùn.

Loại trừ:

– Hoạt động dịch vụ phụ khai thác than bùn được phân vào nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác);

– Hoạt động dịch vụ phụ khai thác than bùn được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu).

0893 – 08930: Khai thác muối

Nhóm này gồm:

– Các hoạt động khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối;

– Sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác;

– Nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất.

Loại trừ:

– Chế biến các sản phẩm muối, ví dụ muối iốt được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất nước dùng trong sinh hoạt từ nước biển hoặc từ nước suối mặn được phân vào nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước).

0899 – 08990: Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

Khai thác mỏ và khai thác khoáng chất và nguyên liệu khác chưa được phân vào đâu như:

+ Nguyên liệu làm đá mài, đá quý, các khoáng chất, graphite tự nhiên, và các chất phụ gia khác…

+ Đá quý, bột thạch anh, mica…

Mã ngành khai thác đất đá cát sỏi
Mã ngành khai thác đất đá cát sỏi

Kinh nghiệm thành lập công ty/doanh nghiệp mã ngành khai thác đất, đá, cát, sỏi

Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty khai thác khoáng sản phải đầy đủ giấy tờ, tài liệu liên quan. Cụ thể, hồ sơ xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp phải có đủ những thủ tục sau:

– Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp.

– Thông tin đi kèm với danh sách đầy đủ các thành viên, cổ đông trong công ty.

– Điều lệ của doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

– Hộ chiếu bản sao, chứng minh nhân dân  bản sao, thẻ căn cước bản sao hoặc giấy chứng nhận đăng ký công ty bản sao.

– Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu.

Nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp cần mang hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép.

– Doanh nghiệp mang hồ sơ nộp lên cho Phòng đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty khai thác khoáng sản. Thông thường, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày sau khi nộp hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục cấp phép khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Đê điều số 79/2006/QH ngày 29 tháng 11 năm 2006.

– Pháp lệnh số 27/2000/PL – UBTVQH ngày 24 tháng 8 năm 2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh phòng chống lụt, bão ban hành năm 1993.

– Nghị định của Chính phủ số 113/2007/NĐ-CP ban hành ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều.

– Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000.

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định đã được công khai.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ.

– Địa điểm tiếp nhận : Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phòng Hành chính tổng hợp, Chi cục đê điều và PCLB.

– Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)

– Trình tự tiếp nhận :

  • Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ, nội dung hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, hợp pháp theo quy định thì nhận và viết giấy hẹn giao người nộp hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ thiếu hoặc không đảm bảo hợp lệ, hợp pháp thì hướng dẫn cho người nộp hồ sơ biết để làm lại.

Bước 3. Xử lý hồ sơ.

– Bộ phận một cửa chuyển Hồ sơ cho Phòng Quản lý công trình.

– Phòng Quản lý công trình kiểm tra nội dung Hồ sơ.

* Nếu hồ sơ đảm bảo về mặt nội dung thì làm văn bản trình Lãnh đạo chi cục tham mưu cho Lãnh đạo Sở có văn bản gửi UBND tỉnh quyết định.

UBND tỉnh sẽ xin ý kiến thoả thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT ( phần này do UBND tỉnh thực hiện).

Sau khi có văn bản thoả thuận của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh ra quyết định. Khi có Quyết định cấp phép của UBND tỉnh, Chi cục đến nhận kết quả tại UBND tỉnh và mang về Chi cục để trả Hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.

* Nếu Hồ sơ không đảm bảo về mặt nội dung thì Phòng Quản lý công trình trả lại Hồ sơ cho bộ phận một cửa kèm theo văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ.

Bộ phận một cửa căn cứ vào văn bản đó thông báo bằng điện thoại cho cá nhân, tổ chức đã nộp hồ sơ đến phòng Hành chính của Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão để nhận lại hồ sơ.

Bước 4. Trả kết quả.

  • Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phòng Hành chính tổng hợp, Chi cục đê điều và PCLB.
  • Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)
  • Trình tự trả : Tổ chức, cá nhân nộp lại phiếu hẹn, nhận kết quả.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão.

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, như sau:

Thành phần trong Hồ sơ bao gồm:

– Văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân xin phép khai thác đất, đá, cát, sỏi và các khoáng sản khác ở lòng sông, bãi sông, 01 bản chính.

– Quyết định của cấp có thẩm quyền về quy định thăm dò, khai thác đất đá, cát sỏi và khoáng sản khác ở lòng sông, bãi sông, chủ truơng đầu tư, phê duyệt kết quả thăm dò, phê duyệt TKKT, phương án, kế hoạch hoạt động, khai thác đất đá, cát sỏi và khoáng sản khác ở lòng sông, bãi sông; 01 bản chính.

– Ý kiến bằng văn bản của các ngành có liên quan; 01 bản chính.

– Toàn bộ HS tài liệu TKKT công trình đã được thẩm định, phê duyệt bao gồm : Tài liệu KSát địa hình, địa chất (báo cáo kết quả thăm dò) bản thuyết mình TKKT, phương án, kế hoạch khai thác và các bản vẽ kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 01 bản chính.

– Tài liệu tính toán về ảnh hưởng của công trình đến thoát lũ, dòng chảy, lòng sông, bờ sông và an toàn đê điều đã được cơ quan chức năng có tư cách pháp nhân thẩm định bằng văn bản; 01 bản chính.

– Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu hoạt động khai thác (nếu có); 01 bản chính.

– Kế hoạch, tiến độ khai thác do nhà thầu lập đã được Chủ đầu tư phê duyệt; 01 bản chính.

– Văn bản cam kết của nhà thầu khai thác đất đá, cát, sỏi và khoáng sản khác ở lòng sông, bãi sông và trong phạm vi bảo vệ đê điều về thực hiện theo đúng giấy cho phép của UBND tỉnh, thi hành Luật đê điều và đảm bảo an toàn cho công trình đê điều trong quá trình thi công và trong mùa lụt bão, 01 bản chính.

Số lượng HS: 03 bộ HS, có ghi nhãn và mục lục rõ ràng (01 bộ chính; 02 bộ Y sao bản chính) .

Thời hạn giải quyết:

Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC : Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục đê điều và PCLB, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Một số kinh nghiệm để thành lập công ty kinh doanh mã ngành khai thác đất, đá, cát, sỏi

Kinh nghiệm chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ

– Doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ vốn khi thành lập công ty khai thác khoáng sản. Số vốn tối thiểu mà một doanh nghiệp cần sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của ngành, năng lực tài chính và mức độ góp vốn của doanh nghiệp. Các loại vốn cần chuẩn bị bao gồm vốn pháp định, vốn điều lệ, tài sản thế chấp…

– Khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ tùy theo khả năng cũng như quy định của ngành nghề kinh doanh.

– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định thì cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc cao hơn vốn pháp định. Nếu ngành đăng ký kinh doanh không yêu cầu vốn, có thể đăng ký vốn điều lệ theo ý muốn.

Tuy nhiên, không nên đăng ký vốn điều lệ quá thấp, vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong mắt khách hàng và đối tác.

Ngoài ra, số vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai sẽ xác định mức thuế giấy phép phải nộp hàng năm. Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng sẽ phải nộp 3 triệu đồng thuế giấy phép kinh doanh mỗi năm.

Vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng sẽ phải nộp 2 triệu đồng thuế giấy phép kinh doanh mỗi năm.

Vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ khi khai báo.

Kinh nghiệm chọn loại hình doanh nghiệp:

– Công ty khai thác khoáng sản cần có loại hình doanh nghiệp phù hợp, như vậy mới thuận lợi thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp và chọn loại hình thích hợp với công ty.

– Hiện nay, doanh nghiệp có thể chọn một trong những loại hình sau để thực hiện đăng ký kinh doanh như: công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh.

Mỗi loại hình có ưu điểm và hạn chế riêng, doanh nghiệp tham khảo chi tiết tại bài: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

Kinh nghiệm chuẩn bị tên của công ty

– Doanh nghiệp không được đặt tên công ty giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Tên của công ty khai thác khoáng sản phải đảm bảo là duy nhất, không giống, không trùng lặp với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó. Hơn nữa, cũng không được gây nhầm lẫn với công ty khác.

– Tên công ty phải đầy đủ cấu trúc gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Doanh nghiệp cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa trong tên.

Cấm dùng tên cơ quan quản lý nhà nước đặt tên công ty. Doanh nghiệp nên tra cứu tên công ty trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh để tránh trường hợp tên trùng lặp, giống công ty khác dẫn đến không được cấp giấy phép kinh doanh

Kinh nghiệm chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện pháp luật của công ty sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến công ty.

Do đó, phải chọn một người có đủ kinh nghiệm, đủ khả năng để có thể đưa ra quyết định quan trọng trong khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện pháp luật tùy theo loại hình công ty. Để đảm bảo thì doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch, phó giám đốc làm người đại diện theo pháp luật cho công ty khai thác khoáng sản.

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành khai thác đất đá cát sỏi và những kinh nghiệm thành lập công ty/doanh nghiệp ngành nghề này để kinh doanh. Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp hay vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788