Mã ngành khai thác dầu thô khí đốt theo quy định hiện hành

Khai thác dầu thô, khí đốt là một trong những ngành nghề hiện nay rất phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp/công ty ngày càng mọc lên kinh doanh mảng ngành này mang lại hiệu quả kinh tế cao và siêu lợi nhuận lớn. Vậy, để thành lập doanh nghiệp/xây dựng công ty mã ngành khai thác dầu thô, khí đốt như thế nào cho đúng luật định. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo. 

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã ngành khai thác dầu thô, khí đốt mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành, nghề khai thác dầu thô, khi đốt gồm: Khai thác dầu thô; Khai thác khí đốt tự nhiên; 

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4 như phần bôi vàng.

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành dầu thô khí đốt
Mã ngành dầu thô khí đốt
Mã ngành khai thác dầu thô khí đốt
Mã ngành khai thác dầu thô khí đốt

Mã ngành khai thác dầu thô, khí đốt

06: KHAI THÁC DẦU THÔ VÀ KHÍ ĐỐT TỰ NHIÊN

Ngành này gồm:

– Các hoạt động sản xuất dầu thô, khai thác mỏ và khai thác dầu từ đá phiến dầu và cát dầu, các hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên và khai thác chất lỏng hyđrô các-bon;

– Các hoạt động kinh doanh và phát triển các bãi khai thác dầu và khí đốt.

Ngành này cũng gồm:

– Các dịch vụ đào lớp ngoài, hoàn thiện, bơm giếng, điều khiển máy khoan, bịt giếng, hủy giếng, tháo dỡ trang thiết bị, chuẩn bị đường dây dẫn phục vụ khai thác dầu thô, và tất cả các hoạt động khác chuẩn bị cho chất khí và dầu từ nơi sản xuất đến nơi vận chuyển;

Loại trừ:

– Dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu và khí trên cơ sở phí hoặc hợp đồng được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Dịch vụ thăm dò giếng dầu và khí được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Dịch vụ khoan thử được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Tinh chế các sản phẩm dầu mỏ được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Khảo sát địa vật lý, địa chất… ở khu vực khai thác dầu được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

061 – 0610 – 06100: Khai thác dầu thô

Nhóm này gồm: Hoạt động khai thác dầu mỏ thô.

Nhóm này cũng gồm:

– Khai thác đá phiến bitum hoặc đá phiến dầu hoặc cát hắc ín;

– Sản xuất dầu thô từ mỏ dầu đá phiến hoặc cát hắc ín;

– Các hoạt động xử lý để có được dầu thô như: gạn, chắt, khử muối, khử nước, làm ổn định, khử tạp chất…

Loại trừ:

– Dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu và khí trên cơ sở phí hoặc hợp đồng được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Dịch vụ thăm dò giếng dầu và khí được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Chế biến sản phẩm dầu thô được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Khôi phục khí hoá lỏng đã có trong khai thác dầu khí được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Hoạt động vận chuyển dầu, khí tự nhiên bằng đường ống được phân vào nhóm 49400 (Vận tải đường ống).

062 – 0620 – 06200: Khai thác khí đốt tự nhiên

Nhóm này gồm:

– Hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên;

– Khai thác khí đốt tự nhiên cô đặc;

– Tách riêng chất lỏng hyđrô các-bon khỏi khí;

– Khử lưu huỳnh ở khí;

Nhóm này cũng gồm: Khai thác khí lỏng thông qua hoá lỏng và nhiệt phân.

Loại trừ:

– Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô, khai thác khí tự nhiên được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Các hoạt động dịch vụ thăm dò dầu khí được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Khôi phục khí hoá lỏng đã có trong khai thác dầu khí được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Sản xuất các loại khí công nghiệp được phân vào nhóm 20111 (Sản xuất khí công nghiệp);

– Hoạt động vận chuyển dầu, khí tự nhiên bằng đường ống được phân vào nhóm 49300 (Vận tải bằng đường ống).

Mã ngành dầu thô khí đốt
Mã ngành dầu thô khí đốt

Thành lập doanh nghiệp khai thác dầu thô, khí đốt

Căn cứ pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2014

Nghị định 78/2015 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12

Nghị định số 15/2012/NĐ-CP

Nghị định số 96/2016/NĐ-CP

Doanh nghiệp khai thác dầu thô, khí đốt có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Mã ngành khai thác dầu thô khí đốt

Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh mà luật không cấm.

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp trước khi tiến hành kinh doanh phải đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật.

Cụ thể là:

Điều kiện chung đối với hoạt động dầu khí

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thiết lập vùng an toàn cho các công trình phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của Chính phủ Việt Nam

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện, công trình phục vụ hoạt động dầu khí, bảo hiểm môi trường và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế.

– Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức, cá nhân muốn ký kết hợp đồng dầu khí phải thông qua đấu thầu theo quy định riêng về đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí do Chính phủ Việt Nam ban hành.

– Bên dự thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Đối với bên dự thầu là tổ chức:

Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp theo quy định pháp luật của quốc gia bên dự thầu đang hoạt động;

Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc không có khả năng trả nợ theo quy định của pháp luật;

Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

b) Đối với bên dự thầu là cá nhân:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân;

Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

c) Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;

d) Đã hoặc đang tham gia tối thiểu hai hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

– Tổ chức, cá nhân không thỏa mãn điều kiện tại Điểm d Khoản 1 Điều này, muốn tham gia hoạt động dầu khí tại Việt Nam thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tạo thành một liên danh nhà thầu dầu khí theo quy định của Nghị định này.

Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sẽ làm đại diện cho tất cả các bên trong liên danh nhà thầu dầu khí để tham gia dự thầu và là người điều hành

Điều kiện hoạt động đầu tư Khai thác khoáng sản:

Mã ngành khai thác dầu thô khí đốt

Doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản phải xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

– Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch.

– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản.

– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.

– Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

– Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp khai thác dầu thô, khí đốt

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
  • Giấy ủy quyền

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho dịch vụ pháp lý hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản (khai thác dầu thô, khí đốt)

Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

Trên đây là phần chia sẻ về mã ngành Khai thác dầu thô, khí đốt và những kinh nghiệm thành lập công ty, kinh doanh ngành nghề khai thác dầu thô, khí đốt. Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp hay vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788