Mã ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic là gì? Hiện nay việc kinh doanh ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic phải đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? Dưới đây, Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty, kinh nghiệm kinh doanh chuyên ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic. Mời Quý bạn tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Mã ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- 2 Mã ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic
- 3 Kinh nghiệm thành lập công ty chuyên ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic
- 4 Câu hỏi thường gặp:
Mã ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Mã ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic gồm: Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su; Sản xuất sản phẩm khác từ cao su; Sản xuất sản phẩm từ plastic;
Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4
Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty
Mã ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic
22: SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ CAO SU VÀ PLASTIC
Ngành này gồm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa. Ngành này có đặc trưng là dùng nguyên liệu thô trong sản xuất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các sản phẩm làm từ các nguyên liệu này được xếp vào hoạt động này.
221: Sản xuất sản phẩm từ cao su
2211 – 22110: Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su
Nhóm này gồm: Sản xuất lốp cao su cho xe thô sơ, thiết bị, máy di động, máy bay, đồ chơi, đồ đạc và các mục đích sử dụng khác như:
+ Lốp bơm hơi,
+ Lốp đặc hoặc có lót đệm.
– Sản xuất săm;
– Sản xuất ta lông lốp xe có thể thay được, vành lốp xe, sản xuất các tấm cao su dùng để đắp lại lốp cũ;
– Đắp lại lốp cũ, thay các tấm cao su trên các lốp xe hơi.
Loại trừ:
– Sản xuất nguyên liệu sửa chữa săm được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);
– Sửa chữa săm và lốp, vá hoặc thay được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).
2219 – 22190: Sản xuất sản phẩm khác từ cao su
Nhóm này gồm:
– Sản xuất các sản phẩm khác từ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, cao su chưa lưu hoá hoặc đã lưu hoá hoặc đã làm cứng như:
+ Đĩa cao su, tấm, mảnh, thanh cao su,
+ Ống, vòi cao su,
+ Sản xuất băng tải, băng truyền bằng cao su,
+ Đồ dùng vệ sinh bằng cao su: Dụng cụ tránh thai cao su, chai chườm nước nóng,
+ Quần áo bằng cao su (nếu quần áo được sản xuất bằng cách gắn dán, chứ không phải khâu),
+ Tấm phủ sàn bằng cao su,
+ Cáp và sợi cao su,
+ Sợi cao su hoá,
+ Vòng, thiết bị phụ và chất gắn bằng cao su,
+ Trục cán bằng cao su,
+ Đệm hơi cao su,
+ Sản xuất bóng bay.
– Sản xuất chổi cao su;
– Sản xuất ống cao su cứng;
– Sản xuất lược cao su, lô cuốn tóc cao su và đồ tương tự.
Nhóm này cũng gồm:
– Sản xuất nguyên liệu sửa chữa cao su;
– Sản xuất sản phẩm dệt được tráng, phủ cao su với cao su là thành phần chính;
– Đệm nước cao su;
– Túi tắm bằng cao su;
– Quần áo lặn bằng cao su;
– Các vật dùng trong sinh hoạt tình dục bằng cao su.
– Sản xuất thảm từ cao su lỗ.
Loại trừ:
– Sản xuất sản phẩm sợi dệt cho lốp xe được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất quần áo bằng sản phẩm dệt co dãn được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));
– Sản xuất giày dép cao su được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);
– Sản xuất keo dán từ cao su được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);
– Sản xuất tấm trải lưng cho lạc đà được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su);
– Sản xuất thuyền và mảng bơm hơi được phân vào nhóm 30110 (Đóng tàu và cấu kiện nổi) và nhóm 30120 (Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí);
– Sản xuất đồ dùng trong thể thao bằng cao su, trừ quần áo được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);
– Sản xuất các chương trình trò chơi và đồ chơi bằng cao su (bao gồm thuyền cao su bơm hơi cho trẻ em, con thú bơm hơi bằng cao su, bóng và các đồ tương tự) được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);
– Tái chế cao su được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).
222 – 2220: Sản xuất sản phẩm từ plastic
22201: Sản xuất bao bì từ plastic
Nhóm này gồm:
– Sản xuất đồ nhựa dùng để gói hàng như:
+ Túi, bao tải, hộp, thùng, hòm, bình lớn, chai lọ bằng nhựa.
22209: Sản xuất sản phẩm khác từ plastic
Nhóm này gồm:
Chế biến chất dẻo mới hoặc nhựa đã dùng thành các sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng sử dụng các hoạt động như khuôn nén; đẩy nén, thổi nén, phun nén và cắt. Đối với tất cả các quá trình trên, quá trình sản xuất là quá trình tạo ra nhiều loại sản phẩm.
Cụ thể:
– Sản xuất các sản phẩm plastic bán chế biến như: Đĩa, tấm, khối, mảnh nhựa (bất kể tự dính hay không);
– Sản xuất các sản phẩm nhựa hoàn thiện như: Ống, vòi nhựa, thiết bị lắp đặt bằng nhựa;
– Sản xuất đồ nhựa cho xây dựng như: Cửa nhựa, cửa sổ, khung, mành, rèm, ván chân tường, bể hồ chứa nhân tạo, sàn tường hoặc tấm phủ trần dạng cuộn hoặc dạng tấm, đồ thiết bị vệ sinh bằng nhựa như bể bơi plastic, vòi tắm, chậu tắm, chậu rửa mặt.
– Sản xuất bàn, đồ bếp và đồ nhà vệ sinh bằng nhựa;
– Sản xuất tấm hoặc bản bóng kính;
– Sản xuất tấm phủ sàn bằng nhựa cứng hoặc linoleum;
– Sản xuất đá nhân tạo;
– Sản xuất băng keo;
– Sản xuất sản phẩm nhựa chuyển hoá như: Mũ lưỡi trai, thiết bị ngăn cách, bộ phận của thiết bị chiếu sáng, thiết bị văn phòng hoặc giáo dục, quần áo bằng nhựa (nếu chúng được gắn với nhau, không phải là khâu), thiết bị đồ gia dụng, tượng, băng chuyền, giấy dán tường bằng nhựa, đế giày, tẩu xì gà, lược, lô cuốn tóc, và các đồ khác.
Loại trừ:
– Sản xuất túi nhựa được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm);
– Sản xuất giày dép nhựa được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày dép);
– Sản xuất nhựa dạng nguyên sinh được phân vào nhóm 2013 (Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh);
– Sản xuất đồ dùng bằng cao su tổng hợp hoặc thiên nhiên được phân vao nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);
– Sản xuất nội thất nhựa được phân vào nhóm 31009 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác);
– Sản xuất đệm nhựa dạng tổ ong không phủ được phân vào nhóm 31009 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác);
– Sản xuất đồ dụng cụ thể thao nhựa được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);
– Sản xuất đồ chơi, chương trình trò chơi nhựa được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);
– Sản xuất thiết bị nha khoa và y khoa bằng nhựa được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, nha khoa);
– Sản xuất các thiết bị quang học bằng nhựa được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, nha khoa);
– Sản xuất mũ nhựa cứng và các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân khác bằng nhựa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).
Kinh nghiệm thành lập công ty chuyên ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
– Về loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần
– Về tên doanh nghiệp:
Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Về địa chỉ trụ sở:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.
– Vốn điều lệ:
Đối với Công ty hoạt động ngành Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa.
Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD.
Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó.
– Về ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể chuyên về ngành Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic hoặc kinh doanh thêm những ngành nghề phụ bên cạnh các ngành nghề về ngành Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
Lưu ý: Doanh nghiệp tham khảo quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và thêm mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
b) Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
c) Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
d) Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền
Bước 3: Nộp Hồ sơ:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 4: Nhận kết quả:
– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
– Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần (Thông tư 47/2019/TT-BTC)
Câu hỏi thường gặp:
Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty.
Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:
– Khắc con dấu cho công ty;
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
– Treo biển tại trụ sở công ty;
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;
– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Các loại thuế, lệ phí phải đóng sau khi thành lập công ty?
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.
– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm
– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.
– Thuế xuất – nhập khẩu: Nếu công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành Sản xuất trang phục mà có liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần đóng đủ thuế khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa.
Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên kinh doanh sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic
Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp doanh nghiệp nắm được những quy định cần thiết để thực hiện thủ tục mở công ty ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa và plastic thành công.
Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN