Mã ngành Sản xuất thiết bị điện

Mã ngành Sản xuất thiết bị điện là gì? Bạn muốn mở cửa hàng hay doanh nghiệp/công ty để kinh doanh ngành nghề, Mã ngành Sản xuất thiết bị điện theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Nhưng chưa hiểu rõ và biết cách thành lập sao cho đúng quy định luật định. Đừng lo, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã ngành Sản xuất thiết bị điện mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành Sản xuất thiết bị điện gồm: Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện; Sản xuất pin và ắc quy; Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác; Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học; Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại; Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng; Sản xuất đồ điện dân dụng; Sản xuất thiết bị điện khác;

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành Sản xuất thiết bị điện
Mã ngành Sản xuất thiết bị điện

Mã ngành Sản xuất thiết bị điện

27: SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN

Ngành này gồm: Sản xuất các sản phẩm sản xuất, phân phối và sử dụng năng lượng điện. Ngành này cũng gồm sản xuất đèn điện, thiết bị phát tín hiệu và các thiết bị điện gia đình.

Loại trừ: Sản xuất sản phẩm điện tử được phân vào ngành 26 (Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học).

271 – 2710: Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

Nhóm này gồm: Sản xuất các máy biến thế điện, phân phối và các máy biến thế chuyên dùng; máy phát điện, tập trung; bộ chuyển mạch và tổng đài; rơle và điều khiển công nghiệp. Thiết bị điện trong nhóm này phân theo mức độ điện trở.

Loại trừ:

– Sản xuất máy chuyển và biến đổi loại điện được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất dụng cụ điều khiển môi trường và thiết bị kiểm soát các quy trình công nghiệp, được phân vào nhóm 26510 (Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển);

– Sản xuất bộ chuyển mạch điện, như nút bấm, khoá chuyển được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);

– Sản xuất thiết bị hàn điện được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất máy đổi điện, chuyển dòng điện được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất bộ phát điện tubin được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy));

– Sản xuất máy khởi động và máy phát điện cho cơ khí cháy nội sinh được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).

27101: Sản xuất mô tơ, máy phát

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy biến đổi phân phối điện;

– Sản xuất máy chuyển đổi hàn bằng một cung lửa điện;

– Sản xuất đá balat huỳnh quang (như máy biến thế);

– Sản xuất máy phát điện (trừ máy khởi động đốt cháy nội sinh);

– Sản xuất máy phát điện (trừ máy dao điện nạp pin cho máy đốt cháy nội sinh);

– Sản xuất bộ phát điện (trừ các bộ phát điện tubin).

27102: Sản xuất biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy chuyển đổi phụ, phân phối năng lượng điện;

– Sản xuất máy điều chỉnh truyền và phân phối điện;

– Sản xuất bảng kiểm soát phân phối điện;

– Sản xuất máy tách mạch điện, năng lượng;

– Sản xuất bảng điều khiển, phân phối năng lượng điện;

– Sản xuất ống dẫn cho máy tổng đài điện cơ;

– Sản xuất cầu chì, điện;

– Sản xuất thiết bị chuyển năng lượng;

– Sản xuất bộ chuyển, năng lượng điện (trừ nút bấm, khoá, sôlênôit (cuộn dây kim loại trở nên có từ tính khi có dòng điện đi qua cuộn dây đó), lẫy khoá);

– Sản xuất bộ phát điện chuyển căn bản;

– Cuộn lại lõi trong các nhà máy.

272 – 2720 – 27200: Sản xuất pin và ắc quy

Nhóm này gồm: Sản xuất pin xạc lại được và pin không xạc lại được.

Cụ thể:

– Sản xuất pin và ắc quy: Pin có dioxit mangan, dioxit thủy ngân, ôxit bạc…

– Sản xuất ắc quy điện, bao gồm các phần như: Tấm ngăn, bình ắc quy, vỏ bọc;

– Sản xuất ắc quy axit chì;

– Sản xuất ắc quy nitrat camium;

– Sản xuất ắc quy NiMH;

– Sản xuất ắc quy Lithi;

– Sản xuất ắc quy khô;

– Sản xuất ắc quy nước.

273: Sản xuất dây và thiết bị dây dẫn

Nhóm này gồm: Sản xuất thiết bị dây dẫn mang điện và thiết bị dây dẫn không mang điện cho mạch điện dẫn bằng mọi chất liệu.

Nhóm này cũng gồm: Sản xuất dây cách điện và sợi cáp quang học.

2731 – 27310: Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học

Nhóm này gồm: Sản xuất sợi cáp quang truyền số liệu hoặc truyền hình ảnh động.

Loại trừ:

– Sản xuất sợi thủy tinh được phân vào nhóm 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh);

– Sản xuất bộ sợi cáp quang có thiết bị nối hoặc có gắn các bộ phận, tùy thuộc vào ứng dụng được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử).

2732 – 27320: Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác

Nhóm này gồm: Sản xuất dây và cáp sợi tách biệt từ sắt, đồng, nhôm.

Loại trừ:

– Sản xuất (kéo) dây được phân vào nhóm 24100 (Sản xuất sắt, thép, gang), 24202 (Sản xuất kim loại màu);

– Sản xuất cáp máy tính, cáp máy in, cáp USB, và các hệ thống cáp tương tự được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất bộ dây cáp, vỏ bọc dây điện và các bộ dây cáp tương tự hoặc các linh kiện dùng trong các ứng dụng tự động được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).

2733 – 27330: Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại

Nhóm này gồm:

– Sản xuất các thiết bị dây dẫn mang điện và không mang điện bằng bất cứ vật liệu nào,

Cụ thể:

– Sản xuất thanh ray xe buýt, dây dẫn điện (trừ loại mạch chuyển);

– Sản xuất GFCI (ngắt mạch rò ngầm);

– Sản xuất kẹp đèn;

– Sản xuất cột và cuộn chống sét;

– Sản xuất bộ phận ngắt mạch cho dây dẫn điện (các công tắc ứng suất, nút bấm, lẫy khoá);

– Sản xuất ổ cắm, dây dẫn điện;

– Sản xuất hộp đựng dây điện (ví dụ mối nối, công tắc);

– Sản xuất cáp, máy móc, điện;

– Sản xuất thiết bị nối và dẫn;

– Sản xuất cực chuyển giao và mạch nối phần cứng;

– Sản xuất thiết bị dây dẫn không mang điện bằng nhựa bao gồm cáp điện nhựa, hộp đựng mối nối hai mạch điện bằng nhựa, bàn rà, máy nối cực bằng nhựa và các thiết bị tương tự.

Loại trừ:

– Sản xuất cách điện bằng thủy tinh và gốm được phân vào nhóm 23930 (Sản xuất sản phẩm gốm, sứ khác);

– Sản xuất linh kiện nối điện, đui đèn, công tắc được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử).

274 – 2740 – 27400: Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng

Nhóm này gồm:

Sản xuất đèn tròn hoặc đèn ống, các bộ phận hoặc linh kiện (trừ những chỗ thủy tinh rỗng của đèn ống); các vật điện chiếu sáng (trừ xe điện); thiết bị chiếu sáng không dùng điện; chụp đèn (trừ loại bằng thủy tinh và nhựa); linh kiện các vật chiếu sáng (trừ dây dẫn mang điện). Sản xuất thiết bị chiếu sáng không dùng điện cũng thuộc nhóm này.

Cụ thể:

– Sản xuất vật phóng điện, đèn nóng sáng, đèn huỳnh quang, đèn tia cực tím, đèn dùng hồng ngoại,… đèn, thiết bị phụ và bóng đèn;

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng treo cố định trên trần nhà;

– Sản xuất đèn treo nhiều ngọn;

– Sản xuất đèn bàn (đồ chiếu sáng cố định);

– Sản xuất thiết bị chăng đèn trên cây Nôel;

– Sản xuất lò sưởi điện;

– Sản xuất đèn flash;

– Sản xuất đèn điện diệt côn trùng;

– Sản xuất đèn lồng (cacbua, điện, gas, dầu lửa);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho các phương tiện giao thông (trừ xe cộ);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cố định trên đường phố (trừ đèn giao thông);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho xe cộ (ví dụ cho xe máy, máy bay, tàu thủy).

Loại trừ:

– Sản xuất đồ thủy tinh và bộ phận bằng thủy tinh dùng cho đồ chiếu sáng được phân vào nhóm 2310 (Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh);

– Sản xuất thiết bị dây dẫn mang điện dùng cho đồ chiếu sáng cố định được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);

– Sản xuất quạt trần hoặc quạt phòng tắm có gắn thiết bị chiếu sáng cố định được phân vào nhóm 27500 (Sản xuất đồ điện dân dụng);

– Sản xuất thiết bị dấu hiệu bằng điện như đèn giao thông và thiết bị dấu hiệu cho người đi trên đường được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác).

275 – 2750 – 27500: Sản xuất đồ điện dân dụng

Nhóm này gồm:

Sản xuất các thiết bị điện nhỏ và đồ gia dụng bằng điện, máy hút bụi dùng trong gia đình, quạt gia dụng, máy giặt gia dụng, máy lau sàn điện gia dụng, thiết bị là, thiết bị nấu ăn gia dụng, tủ lạnh gia dụng, tủ ướp lạnh, các thiết bị gia dụng chính bằng điện hoặc không bằng điện, như máy rửa bát, bình đun nước, máy nghiền rác. Nhóm này bao gồm các thiết bị có điện, gas hoặc các nguồn năng lượng khác.

Cụ thể:

– Sản xuất các thiết bị điện gia dụng như: Tủ lạnh, tủ ướp lạnh, máy rửa bát, máy giặt và sấy khô, máy hút bụi, máy lau sàn, máy nghiền rác, máy xay, nghiền, ép hoa quả, mở hộp, máy cạo râu điện, đánh răng điện, và các thiết bị dùng cho cá nhân bằng điện khác, máy mài dao, quạt thông gió;

– Sản xuất các thiết bị gia dụng nhiệt điện như: Máy đun nước bằng điện, chăn điện, máy sấy, lược, bàn chải, cuộn tóc bằng điện, bàn là điện, máy sưởi và quạt gia dụng, lò điện, lò vi sóng, bếp điện, lò nướng bánh, máy pha cà phê, chảo rán, quay, nướng, hấp, điện trở,…

– Sản xuất thiết bị nấu và làm nóng gia dụng không dùng điện như:

+ Máy sưởi không dùng điện, vỉ nướng, lò, ấm đun nước, thiết bị nấu ăn, sấy bát.

Loại trừ:

– Sản xuất tủ lạnh và máy ướp lạnh dùng cho thương mại và công nghiệp, điều hoà nhiệt độ phòng, quạt treo, lò sưởi vĩnh cửu, quạt thông hơi, hút gió, đồ đun nấu, máy giặt thương mại, giặt khô, máy hút bụi thương mại công nghiệp và trong công sở được phân vào ngành 28 (Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất máy khâu gia dụng được phân vào nhóm 28260 (Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da);

– Lắp đặt hệ thống máy hút bụi trung tâm được phân vào nhóm 43290 (Lắp đặt hệ thống xây dựng khác).

279 – 2790 – 27900: Sản xuất thiết bị điện khác

Nhóm này gồm:

Sản xuất các thiết bị điện hỗn hợp khác không phải là máy phát, mô tơ hay máy truyền tải điện năng, pin, ắc quy, dây dẫn, thiết bị có dây dẫn, thiết bị chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng.

Cụ thể:

– Sản xuất sạc ăc quy ở trạng thái rắn;

– Sản xuất thiết bị đóng mở cửa bằng điện;

– Sản xuất chuông điện;

– Sản xuất dây phụ trợ được làm từ dây cách điện;

– Sản xuất máy làm sạch siêu âm (trừ thí nghiệm và nha khoa);

– Sản xuất máy đổi điện trạng thái rắn, máy đổi điện, pin nhiên liệu, cung cấp năng lượng điều chỉnh và không điều chỉnh, cung cấp năng lượng liên tục;

– Sản xuất máy cung cấp năng lượng liên tục (UPS);

– Sản xuất máy triệt sự tràn;

– Sản xuất dây dụng cụ, dây phụ trợ và các bộ dây điện khác với dây và kết nối cách điện;

– Sản xuất điện cực cacbon và graphit, kết nối, các sản phẩm cacbon và graphit điện khác;

– Sản xuất máy thực hành gia tốc;

– Sản xuất tụ điện, điện trở, và các thiết bị tương tự, máy gia tốc;

– Sản xuất súng cầm tay hàn sắt;

– Sản xuất nam châm điện;

– Sản xuất còi báo động;

– Sản xuất bảng ghi tỉ số điện tử;

– Sản xuất các thiết bị tín hiệu như đèn giao thông và thiết bị dấu hiệu bộ hành;

– Sản xuất vật cách điện (trừ bằng thủy tinh và sứ), dây cáp kim loại cơ bản;

– Sản xuất các thiết bị và cấu kiện điện dùng trong các động cơ đốt trong;

– Sản xuất các thiết bị hàn điện, bao gồm máy hàn thép cầm tay.

Loại trừ:

– Sản xuất vật cách điện bằng sứ được phân vào nhóm 23930 (Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác);

– Sản xuất sợi và các sản phẩm cácbon hoặc graphit được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất máy chỉnh lưu loại linh kiện điện, mạch điện chỉnh điện áp, mạch điện đổi năng lượng, tụ điện, điện trở, và các thiết bị khác được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất máy biến thế, môtơ, công tắc, rơle, điều khiển công nghiệp được phân vào nhóm 2710 (Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện);

– Sản xuất ăcquy được phân vào nhóm 27200 (Sản xuất pin và ắc quy);

– Sản xuất dây truyền thông và truyền tải năng lượng, thiết bị dây dẫn mang điện và không mang điện được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị chiếu sáng);

– Sản xuất thiết bị gia dụng được phân vào nhóm 27500 (Sản xuất đồ điện dân dụng);

– Sản xuất thiết bị hàn không dùng điện được phân vào nhóm 28190 (Sản xuất máy thông dụng khác);

– Sản xuất miếng đệm cácbon và graphit được phân vào nhóm 28190 (Sản xuất máy thông dụng khác);

– Sản xuất thiết bị điện dùng cho mô tô như máy phát, máy biến thế, ổ cắm, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào bằng điện, máy điều chỉnh điện thế được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác);

– Sản xuất các thiết bị báo hiệu cơ khí hay điện cơ, các thiết bị kiểm soát giao thông và an toàn cho đường sắt, tàu điện, thuyền bè, đường bộ, thiết bị dừng đỗ, sân bay được phân vào nhóm 30200 (Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe).

Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty/doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện

Mã ngành Sản xuất thiết bị điện
Mã ngành Sản xuất thiết bị điện

Kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện:

– Trường hợp ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể đi vào hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Còn nếu ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh thì phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết, xin giấy phép đầy đủ mới được đi vào hoạt động.

Hồ sơ là thủ tục quan trọng nhất cần chuẩn bị. Doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký công ty sản xuất hàng điện tử.

– Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với doanh nghiệp lựa chọn loại hình là công ty cổ phần;

– Bản sao có công chứng của các giấy tờ như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp là tổ chức mở công ty thì kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay quyết định mở công ty.

– Bản điều lệ của doanh nghiệp soạn thảo.

– Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty sản xuất hàng điện tử.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch và đầu tư.

Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc nếu hồ sơ nhận được hợp lệ và đóng đủ lệ phí theo quy định. Trong trường hợp hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh không hợp lệ, doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử sẽ nhận được thông báo yêu cầu điều chỉnh/bổ sung hồ sơ bằng văn bản.

Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin khi mở doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện/Mã ngành Sản xuất thiết bị điện

Để thành lập một công ty sản xuất hàng thiết bị điện thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ những thủ tục sau:

Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty sản xuất thiết bị điện 

– Có địa chỉ công ty, doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ  đặt công ty đúng, cụ thể, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được sử dụng địa chỉ giả.

– Cấm đặt địa chỉ công ty sản xuất hàng điện tử ở nhà chung cư, khu tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của mình hoặc mượn địa chỉ nhà của bạn bè, người thân… làm địa chỉ đăng ký doanh nghiệp khi thành lập công ty.

Kinh nghiệm chọn người đại diện pháp luật

– Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm.

– Người đại diện của công ty sản xuất thiết bị điện có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.

– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Kinh nghiệm chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ cho công ty mã ngành Sản xuất thiết bị điện

– Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ vốn khi thành lập công ty sản xuất hàng điện tử. Số vốn tối thiểu doanh nghiệp cần có sẽ tùy thuộc vào yêu cầu ngành nghề, khả năng tài chính và mức góp vốn của doanh nghiệp. Những loại vốn cần chuẩn bị gồm vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn ký quỹ…

– Khi thành lập công ty sản xuất hàng điện tử, doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy vào khả năng cũng như quy định của ngành nghề kinh doanh.

– Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề không yêu cầu về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy thích. Tuy nhiên, không nên đăng ký vốn điều lệ quá thấp, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín công ty trong mắt khách hàng và đối tác. Ngoài ra, mức vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai  sẽ quyết định mức thuế môn bài cần đóng mỗi năm.

+ Vốn điều lệ trên trên 10 tỷ sẽ cần đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.

+ Vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ cần đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.

– Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì sẽ cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với vốn pháp định.

Kinh nghiệm đặt tên cho công ty mã ngành sản xuất thiết bị điện

– Tên của công ty sản xuất hàng điện tử có khá nhiều quy định cần tuân thủ như không được trùng lặp với công ty khác, không được gây nhầm lẫn, tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng.

– Tên riêng doanh nghiệp có thể viết tắt hoặc sử dụng tên tiếng anh nhưng phải đảm bảo là không giống những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Ngoài ra, cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hay sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc làm tên công ty.

Kinh nghiệm chọn loại hình doanh nghiệp mã ngành Sản xuất thiết bị điện

– Doanh nghiệp có thể tùy vào số lượng thành viên công ty, mong muốn của doanh nghiệp… để chọn loại hình công ty phù hợp.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty hợp danh.

Mỗi loại hình có những ưu điểm và hạn chế riêng, nên doanh nghiệp hãy xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn loại hình.

Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty sản xuất thiết bị điện

Sau khi thành lập công ty sản xuất thiết bị điện, tức là sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần hoàn tất những thủ tục sau:

Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng

– Để có thể tiến hành giao dịch tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty sản xuất hàng điện tử phải mang theo CMND, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp để mở tài khoản ngân hàng cho công ty.

Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty sản xuất hàng điện tử lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

Kinh nghiệm góp vốn vào công ty sản xuất thiết bị điện

– Công ty sản xuất hàng điện tử trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện góp đủ vốn theo quy định.

Trường hợp doanh nghiệp không góp đủ vốn theo cam kết thì cần làm thủ tục điều chỉnh, thay đổi vốn điều lệ của công ty.

– Doanh nghiệp có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Kinh nghiệm phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu

– Công ty sản xuất hàng điện tử nên ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. Trường hợp không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.

– Ngoài ra, công ty cần đặt làm bảng hiệu công ty có đầy đủ những thông tin cần thiết và thực hiện treo bảng hiệu công ty theo đúng quy định và thuận tiện cho việc quản lý.

Kinh nghiệm kê khai và đóng thuế

– Sau khi thành lập công ty thì doanh nghiệp sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế cơ bản như: Thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi kết thúc năm tài chính; Thuế giá trị gia tăng theo quý báo cáo của doanh nghiệp; Thuế môn bài (mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký).

– Công ty cần nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh trong vòng 30 ngày, nêu không sẽ bị xử phạt hành chính.

Kinh nghiệm mua chữ ký số điện tử

– Công ty sản xuất hàng điện tử cần đăng ký mua chữ ký số để thực hiện đóng thuế trực tuyến. Doanh nghiệp hãy đề nghị ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế trực tuyến cho tài khoản ngân hàng của công ty mình. Kế toán công ty sản xuất hàng điện tử sẽ sử dụng chữ ký số này để thực hiện đóng thuế online theo định kỳ cho doanh nghiệp.

Kinh nghiệm công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty sản xuất hàng điện tử.

Lưu ý: Nếu quá thời gian trên mà doanh nghiệp không thực hiện việc công bố thông tin công ty thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.

Kinh nghiệm thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

– Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết những sổ sản xuất hàng điện tử, tài chính và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật.

Kinh nghiệm khắc con dấu công ty

– Sau khi thành lập công ty và có mã số thuế, doanh nghiệp cần thực hiện khắc con dấu tròn cho công ty sản xuất hàng điện tử. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp.

– Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Những câu hỏi thường gặp, những vấn đề được quan tâm khi thành lập công ty Mã ngành Sản xuất thiết bị điện:

Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chuyên Mã ngành Sản xuất thiết bị điện?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế, lệ phí phải đóng sau khi thành lập công ty Mã ngành Sản xuất thiết bị điện?

– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.

– Thuế xuất – nhập khẩu: Nếu công ty hoạt động trên lĩnh vực ngành Sản xuất thiết bị điện  mà có liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần đóng đủ thuế khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa.

– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành Sản xuất thiết bị điện và những kinh nghiệm thành lập công ty/doanh nghiệp ngành nghề này để kinh doanh. Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp hay vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788