Tổng hợp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật

An toàn vệ sinh thực phẩm đang là một vấn đề báo động khi những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, quán ăn,…vẫn xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm từ mức độ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, mang đến những bệnh tật hết sức nguy hiểm. Do đó, các cơ quan quản lý của nhà nước luôn có những Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe với các cơ sở kinh doanh không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc không tuân thủ theo đúng quy định.

Bài viết hôm nay, mời bạn cùng Luatvn.vn tìm hiểu chi tiết về những quy mà chính phủ, nhà nước đưa ra đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để áp dụng cho cơ sở kinh doanh của mình.

Những vấn đề liên quan tới quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong quản lý

quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 2 1

Theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì các cá nhân và tổ chức kinh doanh phải có trách nhiệm:

  • Kiểm nghiệm phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm để có cách ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục các sự cố liên quan đến thực phẩm.
  • Có nhãn mác hoặc quảng cáo về sản phẩm
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm và điều kiện bảo quản với quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm, xuất nhập khẩu thực phẩm

Những nguyên tắc trong việc quản lý an toàn thực phẩm

Trong quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, có các nguyên tắc cụ thể:

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
  • Quản lý an toàn thực phẩm phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp cùng các cơ quan liên ngành
  • Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suất quá trình, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về mức độ an toàn đối với những thực phẩm do mình kinh doanh, sản xuất
  • Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

Những hoạt động bị cấm trong quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 1 1

Những hoạt động bị nghiêm cấm trong quy định vệ sinh an toàn thực phẩm do nhà nước quy định bao gồm:

  • Nhãn mác không có hoặc có nhưng không đúng sự thật, gây ra những nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
  • Công bố, đăng tải những thông tin về an toàn thực phẩm không đúng, sai lệch gây thiệt hại cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc bức xúc cho xã hội
  • Kinh doanh, sản xuất thực phẩm vi phạm những quy định về nhãn năng lượng, những quy chuẩn kỹ thuật; giả mạo hoặc cung cấp sai kết quả thử nghiệm, không công bố hợp quy những sản phẩm bắt buộc phải công bố chính quy.
  • Những cơ sở sản xuất, kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ thịt của những loài động vật đã chết không rõ nguyên nhân hoặc chết vì bệnh.
  • Sử dụng các loại hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ, các sản phẩm hóa chất trong danh mục bị nhà nước cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm đã hết hạn sử dụng, hoặc không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
  • Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Che dấu, xóa bỏ hiện trường, làm sai lệch bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm….

Xử lý vi phạm pháp luật theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm còn có những cách thức xử lý cho các vi phạm liên quan. Việc xử phạt sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Có thể là xử phạt hành chính, phạt nặng nhẹ dân sự hoặc hình sự. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm gây ra thiệt hại lớn sẽ phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.

Người lợi dụng quyền hạn, chức vụ vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;Mức phạt sẽ tăng dần theo số lần vi phạm, tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những quy định này dành cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào về luật an toàn thực phẩm, bạn có thể liên hệ với Luatvn.vn để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất. 

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788