Thành lập công ty cần những gì là nỗi băn khoăn của không ít người, đặc biệt đối với ông chủ, bà chủ lần đầu khởi nghiệp. Trên thực tế với mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi mục tiêu, định hướng kinh doanh khác nhau sẽ cần chuẩn bị những điều kiện, yếu tố khác nhau. Tuy nhiên muốn phát triển bền vững trước tiên phải tuân thủ đúng theo pháp luật. Điều này bất cứ công ty nào cũng cần đáp ứng. Trong khuôn khổ bài viết, Luatvn.vn xin đưa ra những yếu tố cần và đủ để bắt đầu xây dựng và phát triển một công ty đúng luật.
Mọi thông tin muốn tư vấn về thành lập công ty, doanh nghiệp mời bạn vui lòng liên hệ qua Hotline: 0763.387.788
Mục lục
- 1 Thành lập công ty cần những gì – các yếu tố cần xác định đầu tiên
- 1.1 Điều kiện về chủ thể thành lập công ty tại Việt Nam
- 1.2 Thành lập công ty cần những gì – Xác định thành viên, cổ đông góp vốn
- 1.3 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
- 1.4 Đặt tên doanh nghiệp là điều cần thiết
- 1.5 Địa chỉ trụ sở công ty
- 1.6 Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì – Người đại diện theo pháp luật
- 1.7 Cần chuẩn bị vốn điều lệ của doanh nghiệp, công ty
- 1.8 Chuẩn bị lệ phí đăng ký doanh nghiệp
- 2 Thành lập công ty cần những gì? Hồ sơ, thủ tục, quy trình
- 3 Cần chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hoàn hảo trước khi thành lập công ty
- 3.1 1. Chuẩn bị một ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo, có ưu thế
- 3.2 2. Bạn cần một kế hoạch kinh doanh rõ ràng
- 3.3 3. Bạn cần xác định thị trường mục tiêu ngay từ khi chuẩn bị thành lập công ty
- 3.4 4. Chuẩn bị ngân sách tài chính cho doanh nghiệp.
- 3.5 5. Nghiên cứu đối thủ cùng ngành, biết địch – biết ta: Trăm trận trăm thắng
- 3.6 6. Chuẩn bị dịch vụ điện tử công nghệ cho doanh nghiệp
- 3.7 7. Tìm kiếm và lên danh sách khách hàng tiềm năng
- 3.8 8. Làm hài lòng mọi khách hàng ban đầu mà doanh nghiệp có được.
Thành lập công ty cần những gì – các yếu tố cần xác định đầu tiên
Việc đầu tiên để thành lập công ty trước tiên chủ doanh nghiệp, những nhà đồng sáng lập cần xác định được một số yếu tố sau đây:
Điều kiện về chủ thể thành lập công ty tại Việt Nam
- Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…)
Thành lập công ty cần những gì – Xác định thành viên, cổ đông góp vốn
Đây được đánh giá là yếu tố đặc biệt quan trọng mà bạn chắc chắn phải xác định. Các thành viên chủ chốt, cổ đông góp vốn, thành viên là những người có thể quyết định đến sự tồn tại, phát triển hoặc là giải thể doanh nghiệp.
Những cổ đông, thành viên có cùng chung chí hướng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp và ngược lại. Vì vậy hãy chắc chắn rằng đã suy nghĩ thật kỹ trước khi có ý định hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Hiện nay tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với mục tiêu phát triển, và định hướng kinh doanh bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao).
- Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
Việc lựa chọn doanh nghiệp nào cần phải dựa theo SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN, CỔ ĐÔNG THAM GIA GÓP VỐN
Tuy nhiên trên thực tế các loại hình doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại được. Do đó bạn cũng không cần phải đặt quá nặng vấn đề sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào. Thực tế sau khi doanh nghiệp đi vào ổn định rồi mình vẫn hoàn toàn có thể thay đổi loại hình cho phù hợp nếu thực sự cần.
Đặt tên doanh nghiệp là điều cần thiết
Hãy tạo cho doanh nghiệp của mình một thương hiệu để khách hàng biết và nhớ tới công ty của bạn.
Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, hoặc có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và ít nhất phải chứa 2 thành tố là: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.Ví dụ: Công ty TNHH ( thành tố thứ nhất ) Thương Mại Dịch Vụ Triều An ( thành tố thứ hai ).
Địa chỉ trụ sở công ty
Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm:
Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì – Người đại diện theo pháp luật
“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Tóm lại Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
Cần chuẩn bị vốn điều lệ của doanh nghiệp, công ty
Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.
Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.
Chuẩn bị lệ phí đăng ký doanh nghiệp
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp là yếu tố tiếp theo cho những ai đang băn khoăn thành lập công ty cần chuẩn bị những gì. Chỉ có một số trường hợp rất nhỏ là được MIỄN PHÍ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Từ ngày 20/9/2019, lệ phí đăng ký doanh nghiệp: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) là 50.000 đồng/lần theo Thông tư số 47/2019/TTT-BTC.
Thành lập công ty cần những gì? Hồ sơ, thủ tục, quy trình
Hồ sơ để thành lập công ty cần chuẩn bị
- CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh - Điều lệ Công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần)
- Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt
Thủ tục, quy trình thành lập công ty
- Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân trong mục A và B đã trình bày
- Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Đăng bố cáo + Khắc dấu tại Sở KH&ĐT
- Đăng ký mua chữ ký số (Thiết bị khai thuế điện tử)
- Mở tài khoản ngân hàng
- Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế
- Thông báo phát hành hóa đơn
Thời gian thành lập công y
- Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 – 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
- Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu: 1 – 3 ngày làm việc
Tổng thời gian cho việc xin giấy phép đến bước có thể xuất hóa đơn cho khách hàng thời gian kéo dài khoảng 15 – 25 ngày làm việc (Tùy vào việc giấy tờ mình có cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan chức năng hay không). Hoặc bạn cũng có thể liên hệ dịch vụ thành lập công ty nhanh trong ngày của Luatvn.vn.
Một số vấn đề kế toán thuế buộc phải thực hiện sau thành lập công ty
- Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty.
- Lập sổ sách kế toán của DN.
- Báo cáo thuế hàng tháng/ quý
- Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
- Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
- Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm/lần, chậm nhất vào ngày 30/01. Bậc thuế môn bài:
Cần chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hoàn hảo trước khi thành lập công ty
Ngoài đáp ứng những yêu cầu về mặt pháp lý, trả lời cho câu hỏi thành lập công ty cần những gì. Đó còn là một kế hoạch hoạt động kinh doanh bài bản.
1. Chuẩn bị một ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo, có ưu thế
Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh tốt, có sáng tạo hoặc có ưu thế vượt trội so với thị trường thì công việc kinh doanh của bạn ban đầu đã thành công tới 75%. Sự tồn tại và phát triển của công ty bạn về lâu dài phụ thuộc nhiều vào ý tưởng kinh doanh ban đầu mà bạn đã vạch ra.
Làm cách nào để có một ý tưởng kinh doanh tốt để hiện thực hóa ước mơ kinh doanh? Câu trả lời hết sức đơn giản: Bạn chỉ cần nghiên cứu xem xét thị trường cần gì và mình đáp ứng cho họ một cách tốt nhất mà thôi.
2. Bạn cần một kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Hãy vạch ra kế hoạch kinh doanh bao gồm kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phát triển thị trường và khách hàng tiềm năng. Một kế hoạch kinh doanh tốt phải được hoạch định và chuẩn bị chi tiết. Bạn cần phác thảo chi tiết được nguồn tiền đầu tư, nguồn vốn hoạt động, doanh số bán hàng, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế, các chi phí phát sinh khác và cuối cùng là xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Bạn cần xác định thị trường mục tiêu ngay từ khi chuẩn bị thành lập công ty
Nếu bạn nghiên cứu thị trường và biết thị trường cần gì và bạn có thể đáp ứng được cho thị trường thì quả là điều tuyệt vời rồi. Còn không, thì bạn hãy cứ đi làm thuê cho các doanh nghiệp. Sau một thời gian bạn đã tiếp xúc được với thị trường và xác định được nhu cầu khách hàng thì điều này bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được rồi đó.
4. Chuẩn bị ngân sách tài chính cho doanh nghiệp.
Ý tưởng kinh doanh tốt nhưng cần phải có tài chính để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh đó. Nếu gia đình bạn có tài chính dư dả để ủng hộ bạn thì quả là bạn quá may mắn. Tuy nhiên nếu bạn đi lên từ 2 bàn tay trắng thì sự chuẩn bị tài chính có vẻ khó khăn hơn. Nó đến từ các nguồn bạn tiết kiệm được trong quá trình làm việc hoặc đi vay ngân hàng. Lưu ý: Đi vay thì phát sinh thêm chi phí trả lãi. Hãy tính toán thật kỹ. Còn nếu bạn có thể vay được người thân thì quá tốt rồi. Họ đang cho bạn vay bằng niềm tin nên bạn cần phải xây dựng uy tín từ những lúc khó khăn nhất để khi cần thì họ hỗ trợ bạn mà không có sự dè chừng.
5. Nghiên cứu đối thủ cùng ngành, biết địch – biết ta: Trăm trận trăm thắng
Các chuyên quản lý doanh nghiệp khuyên bạn nên dành ra ít nhất 15-20 phút mỗi ngày cho công việc nghiên cứu thị trường và đối thủ trong ngành nghề mà công ty tương lai sau này của bạn tham gia. Công việc này giúp bạn xác định được đúng khách hàng mục tiêu. Giúp bạn biết được đối thủ đang làm những gì để lớn mạnh như vậy. Hoặc đơn giản là tránh những sai lầm trong quá trình hoạt động. Từ đó doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh và phát triển. Đây là một trong các yêu tố cần chuẩn bị gì trước khi thành lập công ty quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
6. Chuẩn bị dịch vụ điện tử công nghệ cho doanh nghiệp
Máy vi tính, website doanh nghiệp, dịch vụ thư điện tử, kinh doanh Online… Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa? Có lẽ trong thời đại kinh doanh hiện đại ngày nay thì những tiện ích này không thể thiếu được trong các công ty, cho dù quy mô công ty của bạn như thế nào đi chăng nữa. Hãy tận dụng và sử dụng có hiệu quả nó sẽ giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn.
7. Tìm kiếm và lên danh sách khách hàng tiềm năng
Doanh nghiệp tồn tại hay diệt vong là do nguồn khách hàng quyết định. Nếu bạn mở doanh nghiệp ra mà trong khoảng thời gian dài không có khách hoặc quá ít khách hàng thì đồng nghĩa với việc sớm muộn doanh nghiệp của bạn cũng phá sản. Một kinh nghiệm chỉ ra rằng đó là nên chuẩn bị khách hàng từ trước đồng thời vừa nghiên cứu và tận dụng các công cụ Marketing truyền thống lẫn hiện đại để gia tăng số lượng khách hàng. Xác định đúng đối tượng cần thiết sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình để khi bắt đầu kinh doanh là mình triển khai luôn.
8. Làm hài lòng mọi khách hàng ban đầu mà doanh nghiệp có được.
Kiếm khách hàng đã khó, và việc giữ khách hàng còn khó hơn. Vậy hãy làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi”. Khách hàng luôn là thượng đế. Thật tuyệt vời khi doanh nghiệp bạn mang lại cho họ những giá trị còn cao hơn những thứ mà họ muốn nhận được. Từ đó khách hàng sẽ ở lại cùng với doanh nghiệp bạn và còn giới thiệu những khách hàng tiềm năng khác nữa.
Mọi thông tin chi tiết về pháp lý khi thành lập công ty mời bạn đọc vui lòng liên hệ qua Hotline: 0763.387.788
BÀI VIẾT LIÊN QUAN