Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh có phức tạp không? Trong quá trình sản xuất kinh doanh, pháp luật Việt Nam cho phép Doanh nghiệp thay đổi nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh chúng tôi Luatvn.vn đưa ra lưu ý những điều cơ bản dưới đây:
Thay đổi ngành nghề kinh doanh
Căn cứ theo tình hình hoạt động và lợi nhuận theo thời điểm, Doanh nghiệp có thể mở rộng hay thu hẹp phạm vi lĩnh vực kinh doanh. Điều đó, đồng nghĩa với việc thêm vào hoặc bớt đi ngành nghề đã đăng ký trong nội dung đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi phải xác định ngành nghề đó có thuộc trường hợp cấm hoạt động hoặc ngành nghề có điều kiện theo hoặc ngành nghề không có điều kiện theo quy định pháp luật. Kế tiếp, Doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký với nội dung trong thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm:
– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế
– Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Sau 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Thay đổi tên Doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng tạo nên thương hiệu để hoạt động hiệu quả trên thị trường. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau, Doanh nghiệp mong muốn thay đổi tên Doanh nghiệp để phù hợp với điều kiện kinh doanh. Thay đổi tên Doanh nghiệp trên nguyên tắc tự chủ không vi phạm điều cấm đã tạo ra sự phát sinh pháp lý thay đổi liên quan đến giao dịch, chứng từ, con dấu. Vì vậy, Doanh nghiệp phải thông báo việc này đến đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nội dung Thông báo gồm:
– Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế
– Tên dự kiến thay đổi;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Sau 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận thay đổi tên doanh nghiệp
Thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
Nhu cầu thay đổi trụ sở chính khá phổ biến để tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh hay phát triển tốt ở thị trường có tiềm năng. Bản chất, thay đổi trụ sở chính xảy ra hai trường hợp thủ tục:
– Trường hợp 1: Thay đổi trụ sở Doanh nghiệp trong cùng quận, huyện yêu cầu Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục đối với cơ quan thuế.
– Trường hợp 2: Thay đổi trụ sở Doanh nghiệp đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố yêu cầu Doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký
Thời hạn giải quyết cho cả hai trường hợp đều sau 03 ngày làm việc.
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh do chuyển nhượng vốn
Chuyển nhượng vốn thực hiện trên tiêu chí tự do, bình đẳng, tự nguyện đối với tất cà các thành viên trong công ty. Tuy nhiên, căn cứ theo từng loại hình công ty sẽ có những nguyên tắc nhất định. Đối với Công ty hợp danh và Công ty trách nhiệm hữu hạn luôn đề cao tính đối nhân nên việc chuyển nhượng vốn được căn cứ dựa trên quan nhân thân, sự tin tưởng với nhau. Đối với Công ty Cổ phần, việc chuyển nhượng vốn thực hiện dễ dàng trừ một số các trường hợp về cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ đông sáng lập và các quy định theo điều lệ công ty.
Do đó, Công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế
– Tên, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức hoặc họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng;
– Phần vốn góp của các thành viên sau khi chuyển nhượng;
– Thời điểm thực hiện chuyển nhượng;
– Xác nhận của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau 05 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thay đổi vốn điều lệ
Công ty có quyền tự quyết mức vốn điều lệ trừ những trường hợp Nhà nước quy định vốn pháp định đối với một số ngành nghề kinh doanh. Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình, Công ty có quyền thực hiện tăng do Công ty tăng thêm vốn góp góp thành viên, cổ đông hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới và giảm vốn điều lệ do các nghĩa vụ về nợ hoặc mua lại vốn góp thành viên hoặc các thành viên thanh toán không đúng hạn. Việc tăng, giảm vốn điều lệ cần công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký với nội dung gồm:
– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế
– Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của mỗi thành viên cổ đông và người đại diện theo pháp luật
– Tỷ lệ phần vốn góp
– Vốn Điều lệ đã đăng ký và vốn Điều lệ đã thay đổi
Sau 03 ngày làm việc, Phòng đăng kí kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước. Vậy nếu bạn có nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh hay cần hỗ trợ thêm thông tin về lĩnh vực này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN