Bạn đang băn khoăn không biết bản tự công bố sản phẩm là gì. Vì vậy bạn gặp nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục, hồ sơ để tự công bố sản phẩm. Dịch vụ tự công bố sản phẩm Luatvn.vn sẽ giúp quý doanh nghiệp GỠ RỐI về vấn đề này một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
Mọi băn khoăn về tự công bố sản phẩm cần luật sư tư vấn xin vui lòng liên hệ: Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com
Mục lục
Khái niệm tự công bố sản phẩm là gì?
Tự công bố sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Tuy nhiên các sản phẩm này phải nằm trong nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
Sau khi sản phẩm được tổ chức, cá nhân công bố về chất lượng sẽ nhanh chóng được lưu thông và kinh doanh hợp pháp trên thị trường. Riêng về thực phẩm, sản phẩm liên quan đến sức khỏe chưa được công bố mà vẫn lưu hành ra thị trường tiêu dùng sẽ bị xử phạt theo pháp luật của nhà nước.
>>> Xem thêm: Bản tự công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?
Đối tượng của thủ tục tự công bố sản phẩm
Không phải mọi sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh đều được công bố. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thục hiện tự công bố những sản phẩm dưới đây:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Phụ gia thực phẩm;
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
- Vật liệu bao gói tiếp súc trực tiếp với thực phẩm.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được tự công bố các sản phẩm:
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Hai loại sản phẩm trên được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Lợi ích khi chủ động tự công bố sản phẩm
Khi đăng ký công bố chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền, sản phẩm đó sẽ được kiểm chứng nghiêm ngặt để xác nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy nên các sản phẩm đã được công bố khi đưa ra thị trường sẽ nhanh chóng tiếp cận, lấy được sự tin tưởng từ khách hàng. Từ đó tạo dựng được uy tín, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ, đẩy mạnh doanh số bán hàng, tăng doanh thu.
Ngoài ra tự công bố sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm ổn định, cải tiến năng suất, tối giảm chi phí sản xuất.
Quy trình tự công bố sản phẩm
Quy trình doanh nghiệp tự công bố sản phẩm được diễn ra như sau:
- Tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các trang điện tử. Các tổ chức, cá nhân cũng có thể niêm yết công khai trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi bản công khai sản phẩm qua đường bưu điện để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh/ Thành phố
- Bắt đầu sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng thời chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ, đăng tải trên trang thông tin điện tử.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm
Một tổ chức, cá nhân có nhu cầu tự đăng ký chất lượng sản phẩm của mình cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, trong đó không thể thiếu những giấy tờ pháp lý sau đây:
- Bản tự công bố sản phẩm. Bản này đã có sẵn theo mẫu 01 của Nghị định 15/2018/NĐ do Chính phủ ban hành, quý khách in và điền đầy đủ, chính xác thông tin theo mẫu.
- Phiếu kiểm nghiệm kết quả chất lượng của sản phẩm được tự công bố trong vòng 12 tháng tính từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hay thành phần tạo nên công dụng đó
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Một số lưu ý cần nhớ khi tự làm công bố sản phẩm
Để quá trình làm thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hạn chế tối đa khó khăn vướng mắc thì doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
Trường hợp các nhân, tổ chức có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên mà sản xuất cùng sản phẩm thì chỉ cần nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước tại nơi đặt cơ sở sản xuất.
Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch thuật sang tiếng Việt đã được công chứng.
Sau khi công bố mà cần đổi tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm thì phải tự công bố lại. Các thay đổi khác có thể thông báo bằng văn bản gửi lên cơ quan quản lý nhà nước.
Trong hồ sơ nộp đến cơ quan nhà nước để tự công bố chất lượng sản phẩm phải có tài liệu đi kèm có hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ để chứng minh rằng doanh nghiệp đã và đang hoạt động. Tất cả tài liệu không còn hiệu lực sẽ bị trả về và không giải quyết dưới mọi lý do
Tìm hiểu thật kỹ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm trước khi tiến hành công bố đã dạt chuẩn chất lượng để tránh sai sót gây bất lợi về sau.
Tự công bố sản phẩm đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng trong quá trình làm hồ sơ sẽ gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến các thủ tục pháp lý. Vậy nên nếu bạn chưa nắm chắc tự công bố sản phẩm là gì cũng như những thủ tục làm hồ sơ tự công bố thì có thể lựa chọn dịch vụ nhận tư vấn, hỗ trợ để hoàn tất trong thời gian sớm nhất.
Luatvn.vn tư vấn tự công bố sản phẩm nhanh chóng, đúng luật
Tại Luatvn.vn quy tụ đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nên có thể tư vấn cho quý khách mọi vấn đề thủ tục pháp lý. Luôn đặt lợi ích, sự hài lòng của khách hàng là phương châm hoạt động, chúng tôi cam kết sẽ là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp, tổ chức.
Quy trình tự công bố sẩn phẩm của Luatvn.vn như sau:
- Tư vấn các vấn đề pháp ý liên quan đến việc tự công bố chất lượng sản phẩm
- Xem xét và tư vấn về tính hợp lệ của các tài liệu của khách hàng
- Chỉnh sửa, bổ sung tài liệu sao cho chính xác và đầy đủ nhất
- Đại diện tổ chức, cá hân nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đóng phí
- Theo dõi quá trình thẩm định, giải quyết các vấn đề phát sinh
- Nhận kết quả và trả lại cho khách hàng
BÀI VIẾT LIÊN QUAN