Phần trăm cổ phần là gì? Tư vấn tỷ lệ góp vốn của công ty cổ phần

Phần trăm cổ phần là gì, tỷ lệ góp vốn của công ty cổ phần được quy định như thế nào. Đây là những câu hỏi mà thời gian gần đây Luatvn.vn nhận được rất nhiều. Trong bài viết này, đội ngũ Luatvn.vn sẽ tư vấn tường tận những thông tin liên quan tới phần trăm cổ phần của doanh nghiệp.

CTA

Tìm hiểu phần trăm cổ phần là gì?

Phần trăm cổ phần là tỷ lệ số vốn góp của một cá nhân, tập thể vào một công ty. Trong đó:

  • Người góp vốn vào công ty được gọi là cổ đông.
  • Và công ty đó được gọi là công ty cổ phần.
  • Lợi nhuận thu được của công ty cổ phần được chia theo phần trăm cổ phần đóng góp.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty cổ phần có sự phân chia quyền lực.

Trước hết là phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông. Nhóm hoặc cổ đông sở hữu 75% cổ phần sẽ nắm quyền kiểm soát công ty và thông qua được mọi quyết định của công ty.

Xem thêm: Quy định điều lệ công ty cổ phần

Mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Phần trăm cổ phần là gì, tư vấn tỷ lệ góp vốn
Phần trăm cổ phần là gì, tư vấn tỷ lệ góp vốn

Phần trăm cổ phần là gì: Tư vấn tỷ lệ vốn góp và trách nhiệm tương đương

Như bạn đã biết công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ).

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông sau khi thành lập công ty và doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, phát triển.

Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định:

“Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”

Vậy, công ty của bạn có thể lựa chọn một trong hai cách thức tổ chức quản lý nêu trên. Đối với các chức vụ, vị trí trong công ty, áp dụng khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2014 cụ thể như sau:

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

“a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”

Như vậy các vị trí trong công ty sẽ được bầu cử trong Đại hội đồng cổ đông do các cổ đông có quyền bầu cử chọn ra. Quyền bầu cử của cổ đông phụ thuộc vào số lượng cổ phần và loại cổ phần họ sở hữu. Do đó, dựa trên những thông tin bạn cung cấp, bạn có 20%; một người 70%; một người 10%, thì người có 70% cổ phần sẽ có khả năng cao trong việc tạo ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn các chức danh, vị trí trong công ty.

Xem thêm: So sánh các loại cổ phần trong công ty để hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ

Về vấn đề tăng thêm vốn góp vào công ty

Theo khoản 5 Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định:

Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

” a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;

c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này”

Để tăng vốn điều lệ, công ty bạn có thể lựa chọn một trong các trường hợp nêu trên bạn nhé!

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng về vấn đề phần trăm góp vốn là gì. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra những thông tin về tỷ lệ vốn góp cũng như trách nhiệm của từng đối tượng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp quý khách hàng và bạn đọc còn băn khoăn về điều gì, có thể liên hệ trực tiếp với Luatvn.vn để được tư vấn, giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất. 

CTA

Xem thêm:

 

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788