Chào Quý khách hiện nay trước việc ngay càng có nhiều vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến nhiều vụ ngộ độc thức ăn trong bếp ăn trong trường học, nhà máy, ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có do đó ngày 04/09/2018 Chính phủ ra Nghị định số 115/2018 NĐ –CP Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Quý khách đang kinh doanh chưa có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hãy liên hệ với Luatvn.vn số hotline/Zalo: 076 338 7788 để được tư vấn miến phí và được phục vụ tận nơi với giá cả rẻ nhất chuyên nghiệp nhất.
Nghị đinh 115/2018 NĐ-CP về xử phạt
Nhằm chấn chỉnh lại việc cố tình vi phạm của các cơ sở không đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, mức xử phạt tối thiểu và tối đa của các cơ sở chưa có Giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
- Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN