Bạn muốn làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy để Luật VN hướng dẫn chi tiết cách làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn nhất.
Bước 1: Xác nhận mình có thuộc đối tượng phải làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hay không
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp không cần xin giấy phép tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Đó là các trường hợp sau:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ (cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ( Bao gồm cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.)
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Bước 2: Tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định, trước khi làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 3: Làm hồ sơ xin cấp giấy VSATTP
Theo Điều 3: Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 thì hồ sơ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cần những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; (ATV thực hiện)
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (gồm có Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh & Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
Bước 4: Chờ đơn vị có thẩm quyền thẩm định cơ sở kinh doanh
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định cơ sở. Đoàn thẩm định cơ sở có khoảng từ 5-9 thành viên đối với cơ sở lớn và từ 3-5 thành viên đối với cơ sở nhỏ lẻ.
Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ đăng ký giấy phép VSATTP với hồ sơ gốc được lưu tại cơ sở theo đúng quy định, sau đó tiếp tục thẩm định điều kiện về VSATTP tại cơ sở đó.
Bước 5: Đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSATTP
Sau khi thẩm tra, nếu cơ sở làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm đã có đủ điều kiện theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy phép VSATTP
Nếu cơ sở chưa đủ điều kiện về VSATTP và phải chờ hoàn thiện lại cơ sở thì phải ghi rõ nội dung cũng như thời gian hoàn thiện, đa trong vòng 60 ngày kể từ ngày thẩm định. Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành tổ chức thẩm định lại khi cơ sở đã có văn bản xác nhận việc hoàn thiện toàn bộ những yêu cầu về điều kiện VSATTP của đoàn thẩm định cơ sở lần trước.
Nếu như cơ sở không đạt yêu cầu điều kiện VSATTP thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý địa phương để địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở đó không được phép hoạt động cho đến khi nhận được giấy phép.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm. Tuy nhiên trước khi hết hạn 6 tháng, tổ chức, cá nhân sẽ phải tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
Trên đây là hướng dẫn làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Trong quá trình bắt tay vào thực hiện, nếu bạn còn gặp điều gì khó khăn, vướng mắc hãy liên hệ ngay với luatvn.vn để được các luật sư hàng đầu của chúng tôi hỗ trợ. Hoặc các bạn cũng có thể gọi đến số hotline 076 338 7788 để được tư vấn nhanh chóng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN