Bạn có biết hiện nay, hầu hết các trường mầm non công lập đang ở tình trạng quá tải và chỉ đáp ứng được hơn 30% nhu cầu đến trường của các bé. Đây chính là một cơ hội để cho các trường mầm non dân lập, tư thục phát triển. Tuy nhiên để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này, đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị thủ tục thành lập trường mầm non trước.
Mục lục
Căn cứ thành lập trường mầm non dân lập, tư thục
Trước khi bắt tay vào đầu tư trường mầm non tư thục, bạn cần tham khảo các tài liệu pháp luật sau:
Thông tư 44/2010/TT-BGDDT
Thông tư 13/2015/TT-BGDDT
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDDT
Khi đã có điều hiểu biết về luật thành lập trường mầm non tư thục, bạn cần chuẩn bị các điều kiện để thành lập trường mầm non tư thục theo quy định của pháp luật.
Chuẩn bị điều kiện để thành lập trường mầm non tư thục
1. Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất
Để thành lập trường mầm non tư thục, trước hết bạn cần phải đảm bảo phải có đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học:
– Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các quy định khác về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Các cơ sở giáo dục mầm non tư thục nên đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị thành lập trường mầm non tư thục
Nơi nộp: UBND cấp huyện
Hồ sơ đề nghị thành lập trường mầm non tư thục gồm những giấy tờ sau:
2.1 Tờ trình đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ
Tờ trình đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ của tổ chức hoặc cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục, dân lập. Nội dung nêu rõ:
– Sự cần thiết thành lập trường mầm non tư thục;
– Tên nhà trường, nhà trẻ;
– Địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ;
2.2 Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ
– Đề án xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
– Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
– Các nguồn lực và tài chính, đầu tư
– Quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
Lưu ý:
Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
2.3 Trụ sở thành lập cơ sở mầm non tư thục
Người nộp hồ sơ cần có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 năm;
2.4 Bản dự thảo quy hoạch mặt bằng
Gồm bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ nếu xây dựng mới hoặc bản thiết kế các công trình kiến trúc nếu đã có trường sở.
Bản dự thảo quy hoạch này cần bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
3. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép hoạt động giáo dục mầm non
Nơi nộp: Phòng giáo dục và đào tạo
Hồ sơ xin phép hoạt động giáo dục mầm non cần có:
– Bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;
– Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
– Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;
– Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;
– Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;
– Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
– Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 của Điều lệ này;
– Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;
– Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.
– Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục thành lập trường mầm non tư thục. Nếu bạn cảm thấy làm thủ tục này quá rườm rà và mất thời gian, hãy liên hệ ngay với Luật VN. Chúng tôi sẽ cung cấp
Dịch vụ thành lập trường mầm non tư thục trọn gói và đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền để đẩy nhanh việc cấp giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ cho khách hàng. Mọi vấn đề vướng mắc Quý khách vui lòng liên hệ với Luật VN để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí. Hotline tư vấn 24/7: 076 338 7788
BÀI VIẾT LIÊN QUAN