Hiện nay, chỉ cần đi trên một con phố đông người bạn có thể thấy hàng loạt các quán ăn nhỏ, quán ăn nhanh mọc lên san sát với rất đông khách ra vào. Những quán ăn nhanh này thường tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về ATVSTP nên cũng thường bị lực lượng chức năng kiểm tra thường xuyên. Do vậy, để có thể an ổn làm ăn, điều đầu tiên bạn cần làm trước khi mở quán ăn đó là hãy làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán ăn nhanh ở đâu?
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương quản lý cơ sở có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ.
Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã là thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50 – 200 suất ăn/lần phục vụ.Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh ăn uống có quy mô 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố.
Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, nếu cần thiết, Sở y tế tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương có thể điều chỉnh việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống cho phù hợp.
Điều kiện làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn nhanh
Theo điều 6 Thông tư 30/2012/TT-BYT, điều kiện đối với cơ sở chế biến thức ăn nhanh được quy định như sau:
– Cơ sở bố trí ở địa điểm cách xa các nguồn ô nhiễm.
– Nơi chế biến, nơi bán thức ăn ngay, thực phẩm chín phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
– Nước sử dụng để chế biến thức ăn ngay, thực phẩm chín phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT; nước đá sử dụng trong pha chế đồ uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
– Có đủ dụng cụ chế biến, chia, gắp, chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín và phải được rửa sạch, lau khô trước khi sử dụng; trang bị găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn ngay, thực phẩm chín; vật liệu, bao gói thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bảo đảm an toàn thực phẩm.
– Nguyên liệu dùng để chế biến, thức ăn ngay, thực phẩm chín phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, bảo đảm an toàn theo quy định; chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành.
– Thức ăn ngay, thực phẩm chín phải được để trong tủ kính, thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi nhặng, bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại và phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm.
– Đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín tuân thủ theo các yêu cầu quy định.
– Cơ sở phải có đủ dụng cụ chứa đựng rác thải và được chuyển đi trong ngày; nước thải được thu gom vào hệ thống cống rãnh công cộng và không được gây ô nhiễm môi trường.
Thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn nhanh
Hồ sơ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn nhanh gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
+ Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
– Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu)
– Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Khảo sát cơ sở và hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất để vượt qua kiểm tra
- Sắp xếp bố trí cơ sở, quy trình theo nguyên tắc một chiều theo tiêu chuẩn của luật hiện hành.
- Đăng ký và hướng dẫn chủ doanh nghiệp cũng như các nhân viên học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
- Hướng dẫn cho doanh nghiệp đăng ký khám sức khỏe và hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hành chính, sau đó giao cho khách hàng ký hồ sơ
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan và đóng toàn bộ lệ phí nhà nước, sau đó hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để tiếp đoàn thẩm định
- Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận ATVSTP và giao tận nơi cho khách hàng
Trên đây là hướng dẫn gia hạn giấy an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Trong quá trình bắt tay vào thực hiện, nếu bạn còn gặp điều gì khó khăn, vướng mắc hãy liên hệ ngay với luatvn.vn để được các luật sư hàng đầu của chúng tôi hỗ trợ. Hoặc các bạn cũng có thể gọi đến số hotline 076 338 7788 để được tư vấn nhanh chóng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN