Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa là gì? Bạn muốn mở cửa hàng hay doanh nghiệp/công ty để kinh doanh ngành nghề Kho bãi và lưu giữ hàng hóa theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, nhưng chưa hiểu rõ và biết cách thành lập sao cho đúng quy định luật định. Đừng lo, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa gồm: Hoạt động lưu giữ, kho bãi đối với các loại hàng hóa trong hầm chứa, bể chứa, kho chứa hàng hóa thông thường, kho đông lạnh,..;   Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan;

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4 như phần bôi vàng.

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

52: KHO BÃI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CHO VẬN TẢI

Ngành này gồm: Hoạt động kho bãi và hoạt động hỗ trợ cho vận tải, như hoạt động điều hành tại các bến bãi ô tô, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, hầm đường bộ, cầu, hoạt động của các đại lý vận tải và bốc xếp hàng hóa…

521 – 5210: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Nhóm này gồm: Hoạt động lưu giữ, kho bãi đối với các loại hàng hóa trong hầm chứa, bể chứa, kho chứa hàng hóa thông thường, kho đông lạnh,..

Nhóm này cũng gồm: Lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan.

Loại trừ:

– Bến, bãi đỗ ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);

– Hoạt động kho bãi thuộc sở hữu của đơn vị hoặc đơn vị thuê và tự điều hành được phân vào nhóm 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê);

– Cho thuê bãi trống, đất trống được phân vào nhóm 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).

52101: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan

Nhóm này gồm: Hoạt động của các kho ngoại quan: Lưu giữ, kho bãi đối với các hàng hóa trong nước đã làm xong thủ tục xuất khẩu thông thường nhưng chưa đưa ra nước ngoài, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, chưa làm thủ tục nhập khẩu thông thường với cơ quan hải quan Việt Nam.

52102: Kho bãi và lưu giữ hàng hoá trong kho đông lạnh (trừ kho ngoại quan)

Nhóm này gồm: Hoạt động lưu giữ hàng hóa tại các kho (trừ kho ngoại quan) có lắp đặt thiết bị đông lạnh để bảo quản hàng hóa, thường là hàng thực phẩm tươi sống (trừ hoạt động của kho ngoại quan)

52109: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho loại khác

Nhóm này gồm: Hoạt động lưu giữ hàng hóa tại các kho bãi thông thường (trừ kho ngoại quan và kho có gắn thiết bị đông lạnh) để lưu giữ, bảo quản hàng hóa thuộc giao dịch bình thường như nguyên liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng, máy móc, thiết bị…

Thủ tục thành lập Công ty ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Để được phép kinh doanh Kho bãi và lưu giữ hàng hóa thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các quy định của pháp luật hiện hành về thành lập công ty ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa để giúp các công ty có thể dể dàng đầu tư kinh doanh mà không phải vướng những rủi ro do thiếu hiểu biết về quy định khi kinh doanh loại hình này.

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp ;

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

– Luật đầu tư 2020;

– Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn;

– Luật kinh doanh bất động sản 2014 và các văn bản hướng dẫn;

– Nghị định 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics;

– Nghị định 68/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế;

– Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016 điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

Điều kiện thành lập công ty ngành kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa là gì?

– Kho bãi được hiểu là hoạt động cho thuê kho, bãi: Các đơn vị sở hữu kho bãi cho thuê và tự điều hành, hoặc cho thuê đất trống hàng tháng thuộc nhóm kinh doanh bất động sản.

– Lưu giữ hàng hóa: Hoạt động của các doanh nghiệp có kho hàng riêng, nhận và lưu trữ hàng hóa của chính họ tự sản xuất hoặc từ các doanh nghiệp khác, hàng tháng xuất hóa đơn phí lưu giữ hàng hóa.

– Theo Luật thương mại 2005, Kho bãi, lưu trữ hàng hóa là những hoạt động thuộc nhóm ngành về logistic, cụ thể:

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. (Điều 233 Luật thương mại 2005)

Điều kiện thành lập công ty ngành Kho bãi và lưu trữ hàng hóa?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, kinh doanh Kho bãi và lưu trữ hàng hóa thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Do đó, đối với việc kinh doanh vận tải trong lĩnh vực này thì ngoài việc phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để đăng ký thành lập doanh nghiệp (Theo quy định chung) thì công ty còn phải đáp ứng các điều kiện của luật chuyên ngành về Vận tải hàng không sau khi đi vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

Điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kho bãi (Thuộc nhóm kinh doanh bất động sản)

Dịch vụ kho bãi được phân vào nhóm Kinh doanh bất động sản là những Hoạt động kho bãi thuộc sở hữu của đơn vị hoặc đơn vị thuê và tự điều hành hoặc hoạt động cho thuê bãi trống, đất trống.

Theo đó, để kinh doanh dịch vụ kho bãi thuộc nhóm kinh doanh bất động sản, cần đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản, cụ thể:

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, trừ trường hợp: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật
  2. Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản. Tức dịch vụ cho thuê kho, bãi phải tuân thủ các điều kiện về kho, bãi cho thuê như sau:
– Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Không có tranh chấp về quyền sử dụng, quyền sở hữu kho, bãi;

– Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Kho, bãi cho thuê phải còn trong thời hạn sử dụng, thời hạn sở hữu.

(Điều 9, điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 sửa đổi bổ sung 2020)

Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kho bãi trong kho ngoại quan

Theo quy định của pháp luật khi muốn kinh doanh dịch vụ kho bãi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logictic ( kho bãi ) theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, cụ thể:

Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

Trong đó, Kho bãi là kho ngoại quan, phải đáp ứng điều kiện công nhận kho ngoại quan như sau:

  1. Khu vực đề nghị công nhận kho, bãi ngoại quan phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.
  2. Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.
  3. Diện tích

a) Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2;

b) Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;

c) Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;

d) Kho ngoại quan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;

đ) Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.

  1. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho ngoại quan chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
  2. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho) vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”

(Điều 10 NĐ 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 67/2020/NĐ-CP)

Điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Kho bãi được xếp vào nhóm cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, vì vậy doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện phòng cháy, chữa cháy như sau:

– Có quy định, nội quy và đặt biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy trong cơ sở.

– Phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy.

– Lắp đặt hệ thống điện chống sét, chống tĩnh điện. Đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

– Có quy trình kĩ thuật về phòng cháy chữa cháy phù hợp với thực tế tại kho hàng.

– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, tập huấn sẵn sàng cho các nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy để đảm bảo sản sàng khi xảy ra.

– Có phương án chữa cháy được các cấp có thẩm quyền phê duyệt:

– Nêu được sự nguy hiểm về cháy nổ và điều kiện để phòng cháy chữa cháy.

– Đề ra tình huống phức tạp và nguy hiểm nhất.

– Đề ra kế hoạch chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của tình huống cháy.

– Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy, phương tiên thiết yếu trong đám cháy,… được đảm bảo liên tục.

– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình.

– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Những câu hỏi thường gặp

Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế, lệ phí nhà nước phải đóng sau khi thành lập công ty?

– Lệ phí môn bài:

Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm. Nếu Vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm , trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Tùy vào mức doanh thu, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuếtheo quy định pháp luật.

Thuế nhu nhập doanh nghiệp = (Doanh thu tính thuế –  tất cả các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của doanh nghiệp) x Thuế suất 20% (hoặc tuỳ hàng hoá/dịch vụ kinh doanh có được ưu đãi thuế suất doanh nghiệp hay không thì có thể có thuế suất thấp hơn 20%).

– Thuế giá trị gia tăng:

Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế suất GTGT đối với các ngành nghề có các mức 0%, 5%, 8%, 10% hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Thủ tục công nhận kho ngoại quan

Thành phần hồ sơ

– Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 68/2016/NĐ-CP: 01 bản chính.

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

– Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của cơ quan hải quan: 01 bản chụp.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản chụp.”

(Điều 11 Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 67/2020/NĐ-CP)

Thủ tục thực hiện
  1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
  2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
  1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
  2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.

(Điều 12  Nghị định 68/2016/NĐ-CP)

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành Kho bãi và lưu giữ hàng hóa và những kinh nghiệm thành lập công ty/doanh nghiệp ngành nghề này để kinh doanh. Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp hay vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788