Kinh Nghiệm Tạm Ngưng Doanh Nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bới đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tạm ngừng kinh doanh để bảo đảm an toàn cho sự tồn tại của mình, cũng như chờ đợi các cơ hội phát triển mới. Có nhiều câu hỏi được đặt ra khi các doanh nghiệp quyết định tạm dừng việc kinh doanh của mình lại như vậy, đa số là các câu hỏi liên quan đến quy trình tạm ngưng doanh nghiệp sao cho hợp pháp, đảm bảo được quyền lợi của chính mình. Luật VN xin chia sẻ một số những kinh nghiệm tạm ngưng doanh nghiệp dưới đây. 

Tham khảo thêm: Giấy phép dạy nghề cơ sở giáo dục

Điều kiện để doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trước khi tạm ngừng hoạt động, các doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện sau:

  • Mã số thuế doanh nghiệp vẫn còn trong tình trạng hoạt động: trên thực tế có nhiều doanh nghiệp thực hiện nhiều công tác sai phạm do chủ sở hữu không nắm rõ về quy trình, thủ tục cũng như thời gian thực hiện dẫn đến việc bị đóng mã số thuế, như: không hoạt động tại trụ sở đã đăng kí trên giấy phép kinh doanh, trụ sở không đeo biển hiệu, không nộp tờ khai thuế. Đối với những trường hợp này, doanh nghiệp muốn làm thủ tục đăng kí tạm ngưng doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng trước tiên.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng kí kinh doanh 15 ngày trước khi chính thức tạm ngưng.

Nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ kê khai các thông tin gồm:

– Tên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh

– Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Ngành nghề kinh doanh

– Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh

– Lý do tạm ngừng

– Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

Quý khách tham khảo thêm: Luật VN

Thành lập công ty Thủ tục thành lập công tyDịch vụ thành lập công ty

Tạm ngừng kinh doanh cho đơn vị phụ thuộc trước khi tạm ngừng kinh doanh

Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT đã cho ra một số điểm mới về việc đề nghị Phòng ĐKKD khi tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp cũng đi kèm với tạm ngừng các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp như sau:

“Sau khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng hoạt động của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.”

Cùng ở khoản 1, khoản 3 điều 57 nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh NƠI chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ĐÃ ĐĂNG KÝ”

Vì vậy, theo quy định này, thủ tục tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp sẽ xảy ra 2 trường hợp:

– Trường hợp đơn vị phụ thuộc cùng tỉnh với trụ sở chính thì doanh nghiệp phải tách thành nhiều hồ sơ tùy theo đơn vị phụ thuộc và nộp tại Phòng ĐKKD trên địa bàn.

– Trường hợp đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính thì theo quy định trên các đơn vị phụ thuộc sẽ nộp hồ sơ tại Phòng ĐKKD trực thuộc trên địa bàn tỉnh.

Tạm ngừng kinh doanh cho đơn vị phụ thuộc trước khi tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh cho đơn vị phụ thuộc trước khi tạm ngừng kinh doanh

Thời gian tạm ngừng hoạt động

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh:

  • Phải gửi thông báo đến Phòng đăng kí kinh nơi doanh nghiệp đã đăng kí chậm nhất là 15 trước khi chính thức tạm ngừng kinh doanh.
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm.
  • Sau khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh hoặc tạm ngừng thì phải thông báo lại tiếp cho Phòng ĐKKD và thông báo trước 15 ngày kể từ khi thời hạn thông báo kết thúc. Tổng thời gian tạm ngừng không quá 02 năm.

Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Phòng ĐKKD và cơ quan thuế, có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Trong phạm vi bài viết “Kinh nghiệm tạm ngưng doanh nghiệp” này, chúng tôi xin chia sẻ thủ tục tạm ngừng kinh doanh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (thông tin hồ sơ cụ thể mọi người xem ở mục dưới). Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp. Với kinh nghiệm tạm ngưng doanh nghiệp dày dặn của mình, Luật VN tự tin có thể giúp các doanh nghiệp dễ dàng vượt qua hai bước trên.

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Quý khách tham khảo thêm: Luật VN

Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du họcThành lập trung tâm tư vấn du họcĐiều kiện thành lập trung tâm tư vấn du học

Hồ sơ tạm ngưng doanh nghiệp

Theo kinh nghiệm tạm ngưng doanh nghiệp của chúng tôi, chuẩn bị hồ sơ được các cá nhân, tổ chức đánh giá là bước khó nhất trong thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Phần vì các hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, phần vì mỗi loại hình doanh nghiệp (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…) lại có những yêu cầu khác nhau. Trong khi đó thông tin về hồ sơ trên internet khá rối loạn, mỗi website đề cập một thông tin riêng. Chính vì vậy mà mọi người khi nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ không khỏi hoang mang, lo lắng.

Thông tin về hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định rất rõ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Luật Hoàng Phi sẽ trình bày lại để quý bạn đọc nắm rõ.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngưng doanh nghiệp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Hồ sơ tạm ngưng doanh nghiệp Công ty TNHH 1 thành viên

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Hồ sơ tạm ngưng doanh nghiệp Công ty Cổ phần

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;

– 1 Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Hồ sơ tạm ngưng doanh nghiệp Công ty hợp danh

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành vien hợp danh

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 

Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu?

Ngay trong mục đầu tiên về quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, Luật VN đã đề cập tương đối rõ địa điểm nộp hồ sơ. Theo đó, cơ quan chức năng có quyền hạn quyết định việc tạm dừng kinh doanh của doanh nghiệp chính là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể hơn chính là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng. Thì khi muốn tạm ngừng kinh doanh, chủ sở hữu hoặc người ủy quyền sẽ nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.

Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng

Theo quy định, trước khi tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tới phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký qua mạng (online) qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp có địa chỉ là https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp sẽ mang hồ sơ giấy (bản cứng) tới phòng đăng ký kinh doanh để nộp và nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh từ cơ quan đăng ký.

Các vấn đề về thuế khi tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Tạm ngưng daonh nghiệp có phải nộp thuế môn bài hay không?

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP:

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh đã gửi văn bản đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc “tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch” trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm thì không phải nộp lệ phí môn bài trong năm tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện trên hoặc tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Về tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Khi chính thức được Phòng ĐKKD xác nhận tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải nộp báo cáo hóa đơn – tình trạng sử dụng hóa đơn và nộp tờ khai thuế GTGT.

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm tạm ngưng doanh nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới Luật VN.

Quý khách có thể tham khảo thêm: Luật VN

Giấy phép lao độngDịch vụ giấy phép lao độngGiấy phép lao động cho người nước ngoài

Một số lưu ý khi tạm ngưng doanh nghiệp bạn phải biết

Khi tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  1. Thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngưng hoạt động: Bạn cần liên hệ với cơ quan quản lý thuế để thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngưng hoạt động, đồng thời cũng cần thông báo với các cơ quan liên quan khác như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, ngân hàng, đối tác, khách hàng,…
  2. Dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh: Bạn cần tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh và dừng mọi hoạt động giao dịch liên quan đến doanh nghiệp.
  3. Quản lý tài sản và các hợp đồng liên quan: Bạn cần quản lý tài sản và các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp như: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mua bán, hợp đồng vay vốn,… để tránh các rủi ro phát sinh.
  4. Thanh toán các khoản nợ: Bạn cần thanh toán các khoản nợ cho các đối tác, ngân hàng, nhà cung cấp,… và đảm bảo các khoản nợ này được giải quyết trước khi tạm ngưng hoạt động.
  5. Giải quyết các nghĩa vụ thuế: Bạn cần giải quyết các nghĩa vụ thuế trước khi tạm ngưng hoạt động, đồng thời cũng cần lưu ý đến các thủ tục nộp thuế khi tái hoạt động doanh nghiệp.
  6. Quản lý tài chính: Bạn cần quản lý tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo không phát sinh thêm các khoản nợ mới và tiết kiệm chi phí trong thời gian tạm ngưng hoạt động.
  7. Giải quyết các vấn đề pháp lý: Bạn cần giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như: xử lý các hồ sơ tài chính, giải quyết các tranh chấp thương mại,…

Lưu ý rằng quy trình tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp có thể khác nhau tùy vào quy định của từng quốc gia hoặc khu vực, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ về quy trình và các thủ tục liên quan tại địa phương của mình.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp chỉ là một giải pháp tạm thời và không phải là giải pháp cuối cùng. Khi bạn muốn khôi phục hoạt động doanh nghiệp, bạn cần đăng ký lại hoạt động kinh doanh và thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ quan quản lý thuế và các cơ quan có thẩm quyền khác.

Cuối cùng, tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp là một quyết định khó khăn, tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách và có kế hoạch phù hợp, nó có thể giúp bạn giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo sự ổn định tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788