Dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là một thủ tục bắt buộc của các công ty, tổ chức, hộ kinh doanh… nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm. Và vì thế mà nhu cầu về dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ra đời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Cơ sở pháp lý của dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

– Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
–  Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
–  Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ tài chính quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đơn vị có quyền hạn cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

ve-sinh-an-toan-thuc-pham31
DỊCH VỤ LÀM GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM – LUẬT VN

Tùy sản phẩm hoặc quy mô kinh doanh mà các cơ sở sản xuất khác nhau sẽ có một đơn vị có thẩm quyền tương ứng. Hiện nay có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm là: 

Bộ Y Tế: Có 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
Bộ Nông Nghiệp: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh Thành Phố
Bộ Công Thương: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh Thành Phố

Chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Hồ sơ làm dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự thực hiện cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Trình tự thực hiện cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩmtại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Luật VN
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm thủ tục xin giấy phép VSATTP cũng như cần tham khảo Mẫu giấy chứng nhận ATVSTP tại Luật VN thì chúng tôi sẽ hướng dẫn theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Luật VN đánh giá và kiểm tra kỹ lưỡng tính pháp lý của các loại hồ sơ giấy tờ cũng như yêu cầu tư vấn của khách hàng.
+ Bước 2: Từ hồ sơ tài liệu và yêu cầu khách hàng cung cấp, các luật sư của Luật VN sẽ đánh giá, phân tích sự phù hợp, tính hợp pháp với yêu cầu thực hiện công việc.
+ Bước 3: Luật sư của Luật VN gặp mặt trao đổi với khách hàng hoặc đối tác của khách hàng.
+ Bước 4: Luật sư của Luật VN làm Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép VSATTP tại Bộ Y Tế.
+ Bước 5: Luật sư của Luật VN làm Đại diện khách hàng trả lời Bộ Y tế, theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng.
+ Bước 6: Luật VN nhận GPVSATTP tại Bộ y tế và tiến hành bàn giao lại cho khách hàng.
Trên đây dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật và các bước phục vụ khách hàng của Luật VN trong việc xin giấy phép VSATTP. Nếu khách hàng cần sự giúp đỡ hoặc còn gì vướng mắc hãy liên hệ ngay với luatvn.vn để được các luật sư hàng đầu của chúng tôi hỗ trợ. Hoặc các bạn cũng có thể gọi đến số hotline 076 338 7788 để được tư vấn nhanh chóng.
Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788