Để đảm bảo quyền lợi người lao động phải biết 9 điều sắp thay đổi

Ngày 01/03/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP với một loạt những thay đổi lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động. Quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 15/04/2020 với 9 điểm mới cần cập nhật ngay tức thời.

1. Phải ký hợp đồng văn bản với công việc từ đủ 3 tháng trở lên

Trước khi có chính sách thay đổi, nếu bên sử dụng lao động không ký kết hợp đồng với người lao động sẽ bị áp dụng mức xử phạt chung là 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, với thay đổi lần này, mức xử phạt sẽ thay đổi theo từng khung giá trị khác nhau.

quyen-loi-nguoi-lao-dong-1
Hợp đồng là quyền lợi người lao động bắt buộc phải thực hiện

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 28 năm 2020, nếu người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động làm việc từ đủ 3 tháng trở lên sẽ bị xử phạt hành chính:

  • Từ 02 đến 05 triệu đồng nếu không ký với số lượng từ 10 lao động trở xuống.
  • Từ 05 đến 10 triệu đồng nếu không ký với số lượng từ 11 đến 50 lao động.
  • Từ 10 đến 15 triệu đồng nếu không ký với số lượng từ 51 đến 100 lao động.
  • Từ 15 đến 20 triệu đồng nếu không ký với số lượng từ 101 đến 300 lao động.
  • Từ 20 đến 25 triệu đồng nếu không ký với số lượng từ 301 lao động trở lên.

2. Người sử dụng lao động không phải thông báo trước về việc hết hạn hợp đồng

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, quy định: Người sử dụng lao động phải thông báo về thời gian hết hạn hợp đồng cho người lao động trước ít nhất 15 ngày bằng văn bản. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng.

Tuy nhiên, điều luật mới sẽ không còn áp dụng chính sách này. Do đó, người lao động phải lưu ý đến thời hạn hợp đồng để có sự sắp xếp công việc.

3. Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt nặng nếu có hiện tượng bóc lột lao động

Cũng theo Nghị định mới, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 50 – 75 triệu đồng nếu có hành vi bóc lột sức lao động nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trước đây chưa từng có điều luật nào quy định xử phạt với hành vi này. Do đó, sự thay đổi này chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình của lượng lớn người lao động khi nhân quyền được đối xử bình đẳng.

4. Lương của người lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng

Theo Nghị định 28, mức lương của người lao động tối thiểu phải bằng lương tối thiểu vùng, không được phép thấp hơn. Nếu người sử dụng lao động vi phạm chính sách trả lương sẽ bị phạt tiền từ 20 – 75 triệu đồng (theo khoản 3 điều 16), cụ thể:

  • Phạt từ 20 đến 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 đến 10 lao động.
  • Phạt từ 30 đến 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động.
  • Phạt từ 50 đến 75 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 lao động trở lên.
quyen loi nguoi lao dong 2
Lương không được phép thấp hơn lương tối thiểu vùng là quyền lợi người lao động đáng được hưởng

Mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

  • Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng.
  • Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng.
  • Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng.
  • Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng.

5. Người lao động được hưởng chính sách thời gian nghỉ theo quy định

Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động phải đảm bảo thời gian nghỉ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm,… cho người lao động, đây là quyền lợi người lao động đáng được hưởng để bù đắp quãng thời gian làm việc vất vả, mệt nhọc, cụ thể:

  • Một tuần được nghỉ tối thiểu 24 giờ liên tục.
  • Nghỉ phép năm với 12 ngày làm việc trong 1 năm nếu làm đủ từ 12 tháng trở lên.
  • Nghỉ các ngày lễ, tết Dương lịch/ Âm lịch, giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, 30/04 – 01/05,… theo quy định của Nhà nước.

Nếu người sử dụng lao động không tuân thủ và thực hiện thời gian nghỉ cho người lao động sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng thay vì 500.000 – 1.000.000 đồng như trước đây.

6. Không được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật cho 1 hành vi vi phạm

Từ trước đến nay chưa có chính sách rõ ràng về trách nhiệm, mức xử phạt dành cho những doanh nghiệp, người sử dụng lao động áp dụng nhiều hình thức kỷ luật cho 1 hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

quyen-loi-nguoi-lao-dong-3
Quyền lợi người lao động: không được áp dụng 2 mức kỷ luật cho cùng 1 lỗi vi phạm

Tuy nhiên, từ ngày 15/04 tới đây, nếu người sử dụng lao động vi phạm điều này sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng.

7. Người giúp việc gia đình cũng được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

Để đảm bảo quyền lợi và được đối xử công bằng như những công việc khác, người giúp việc gia đình cũng có quyền được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Theo đó, chủ gia đình phải chi trả một khoản tiền để người lao động tự đóng bảo hiểm.

Nếu không thực hiện, chủ nhà sẽ bị xử phạt từ 10 – 15 triệu đồng.

8. Người lao động có quyền biết thông tin đóng bảo hiểm xã hội của mình

Để biết chắc chắn cơ quan, đơn vị có đóng bảo hiểm xã hội hay không và mức đóng là bao nhiêu, Nghị định 28 quy định: Người sử dụng lao động phải niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp định kỳ hàng năm.

Nếu không thực hiện, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng.

quyen-loi-nguoi-lao-dong-4
Đóng bảo hiểm xã hội là quyền lợi người lao động nhất định phải có khi làm việc

9. Người lao động làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt nặng

Với những trường hợp làm giả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng, thay vì chỉ có 500.000 – 1.000.000 đồng như trước đây.

Trên đây là 9 thay đổi có liên quan trực tiếp đến quyền lợi người lao động nhất định phải biết để thực hiện và bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788