Doanh nghiệp tư nhân với Công ty TNHH một thành viên là những hình thức doanh nghiệp được quy định theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức và các nhà đầu tư mới vẫn có thể nhầm lẫn về đặc điểm của hai loại hình này. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính pháp lý của hai loại hình doanh nghiệp này, Luatvn.vn mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu theo bài viết dưới đây.
Quý khách còn chưa nắm được đặc tính pháp lý của loại hình doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên hay quy trình thành lập mới loại hình doanh nghiệp.
Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
- Cơ sở pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan
- Tiêu chí so sánh:
- Thứ nhất, về khái niệm và trách nhiệm của chủ sở hữu:
- Theo quy định tại Điều 73 Luật doanh nghiệp:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”
Theo đó, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ do một chủ thể (cá nhân/tổ chức) duy nhất sở hữu. Vì lý do chỉ có một chủ thể sở hữu do đó chủ sở hữu công ty sẽ là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty và chỉ chịu trách nhiệm “hữu hạn” với số Vốn Điều lệ.
- Theo quy định tại Điều 183 Luật doanh nghiệp:
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Theo đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân, không bao gồm bất kỳ một tổ chức nào. Đồng thời chủ doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải chịu trách nhiệm “vô hạn” về hoạt động kinh doanh của mình.
- Thứ hai, về tư cách pháp nhân:
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 173 quy định như sau:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
- Căn cứ Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp không quy định Doanh nghiệp tư nhân phát sinh tư cách pháp nhân, do đó, đối với Doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân.
- Thứ ba, về vấn đề góp vốn:
- Căn cứ Điều 74 Luật doanh nghiệp quy định về việc góp vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
“Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.”
Theo đó, Chủ sở hữu là người phải góp vốn vào việc thành lập doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ nếu như không góp đủ số vốn như cam kết.
- Căn cứ Điều 184 Luật doanh nghiệp quy định về việc góp vốn của chủ sở hữu đối với Doanh nghiệp tư nhân:
“Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.”
Theo đó, Chủ doanh nghiệp là người phải góp vốn và tự đăng ký số vốn. Cùng với đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp chỉ cần được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán, ngoại trừ trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký điều chỉnh với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Thứ tư, về việc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu:
- Căn cứ theo khoản 3 Điều 73 Luật doanh nghiệp quy định “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần”.
Theo đó, pháp luật chỉ hạn chế công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần, còn phát hành trái phiếu loại hình doanh nghiệp này vẫn có quyền phát hành để huy động vốn.
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 183 Luật doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoánnào.”
Theo quy định như trên, pháp luật hạn chế loại hình doanh nghiệp tư nhân không được phát hành trái phiếu, cổ phần hay bất kỳ loại chứng khoán khác để huy động vốn.
- Về cơ cấu tổ chức:
- Căn cứ Điều 78 Luật doanh nghiệp quy định, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền lựa chọn hoạt động theo hai mô hình dưới đây:
Mô hình 1: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
Mô hình 2: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
- Căn cứ Điều 185 Luật doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo hình thức Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin phân tích đề cập tới đặc tính pháp lý của loại hình doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên hay quy trình thành lập mới loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu thành lập mới loại hình doanh nghiệp nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi chi tiết về từng dịch vụ, quý bạn đọc vui lòng tham khảo thông tin dưới đây:
Thông tin liên lạc Luật VN:
Hotline: 076.338.7788.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN