Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm? Cấp Giấy phép ATVSTP?
Bạn có biết? Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Mục đích của việc kiểm nghiệm? Cơ quan nào có chức năng thực hiện việc kiểm nghiệm hay quy trình thực hiện việc kiểm nghiệm thực phẩm như thế nào? Nay, Luatvn.vn giới thiệu đến Quý bạn đọc những thông tin liên quan đến việc kiểm nghiệm thực phẩm theo đúng quy định pháp luật. Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu.
Quý khách còn chưa nắm được quy định, quy trình kiểm nghiệm thực phẩm theo đúng quy định pháp luật. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật an toàn thực phẩm 2010.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
2. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Mục đích kiểm nghiệm?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định:
“Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm”.
Theo đó, mục đích của việc kiểm nghiệm thực phẩm là để đánh giá thực phẩm có đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định. Đồng thời, đây là cơ sở, tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm và Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép An toàn thực phẩm).
3. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm:
Căn cứ Điều 45 Luật an toàn thực phẩm quy định về yêu cầu đối với kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
– Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.
Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– Khách quan, chính xác;
– Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.
Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép An toàn thực phẩm) phải trải qua quy trình kiểm nghiệm thực phẩm. Vì vậy, các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, lĩnh vực ẩm thực đều phải bắt buộc có hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm trước khi đưa ra thị trường kinh doanh.
Hiểu được quy trình kiểm nghiệm thực phẩm rõ ràng, cụ thể giúp cho các chủ sở hữu quán ăn, kinh doanh dịch vụ ăn uống không phải khó khăn trong quá trình kiểm nghiệm cũng như chuẩn bị những thực phẩm đúng và đủ tiêu chí chất lượng, tránh trường hợp sử dụng nguồn sản phẩm, thực phẩm đầu vào kém chất lượng.
4. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm:
Căn cứ Điều 46 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
“1. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;
– Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
– Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
2. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, thu phí kiểm nghiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm do mình thực hiện.
3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể điều kiện của cơ sở kiểm nghiệm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Do đó, cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải là cơ sở có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm và đáp ứng điều kiện đúng, phù hợp.
– Thứ nhất, Cơ sở kiểm nghiệm phải có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm.
– Thứ hai, Là cơ sở có thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
– Thứ ba, phài là cơ sở có đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
– Thứ tư, Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, thu phí kiểm nghiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm do mình thực hiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin đề cập tới quy định, quy trình kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định mới nhất của pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu kiểm nghiệm thực phẩm hay xin cấp Giấy phép ATVSTP nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi chi tiết về từng dịch vụ, quý bạn đọc vui lòng tham khảo thông tin dưới đây:
Thông tin liên lạc Luật VN:
Hotline: 076.338.7788
Giấy phép ATVSTP có thời hạn bao lâu?
Hồ sơ xin cấp Giấy phép ATVSTP
BÀI VIẾT LIÊN QUAN