Thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng

Thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng là sản phẩm được chế biến và sản xuất nhằm mục đích bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hay làm giảm nguy cơ bệnh. Và hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn phát triển sản xuất thực phẩm để kinh doanh nhằm mục đích đạt hiệu quả cao, đồng thời cung cấp thực phẩm hỗ trợ mọi khách hàng có nhu cầu. Theo đó, bước đầu tiên để sản xuất được thực phẩm chức năng, đòi hỏi chủ thể đầu tư phải thành lập công ty/doanh nghiệp. Dưới đây, Luatvn.vn cung cấp đến Quý khách hàng thông tin về thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực này.

Luatvn.vn cùng với đội ngũ luật sư, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm tư vấn cho Quý khách hàng thông tin thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu Quý khách hàng có những thắc mắc gì, thì hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.

Thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng1
Thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng1

I. Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp.

II. Quy định pháp luật về thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng:

1. Quy định về đặt tên công ty:

Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:

– Loại hình doanh nghiệp.

– Tên riêng của doanh nghiệp.

2. Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

4. Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.

2. Quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh:

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, Luatvn.vn giới thiệu một số ngành nghề liên quan đến sản xuất thực phẩm chức năng như sau:

1079       Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

2825       Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá

4632       Bán buôn thực phẩm

4781       Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ

4722       Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng
Thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng

3. Quy định về thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

Bước 2: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.

Bước 3: Nhận kết quả sau 03 ngày làm việc.

Thành phần hồ sơ:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
  2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp).
  3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền.
  4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  5. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
  6. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
  7. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  8. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Trên đây là những thông tin về thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng chuẩn xác nhất, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn thành lập công ty/doanh nghiệp hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. Luatvn.vn 0763.387.788

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788