Kinh tế doanh nghiệp là gì?

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo chiều hướng xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, do đó, ngày càng phát triển những doanh nghiệp tư nhân khá nhiều. Bên cạnh những doanh nghiệp nhà nước được góp vốn, tài chính từ nhà nước thì những doanh nghiệp tư nhân đang chiếm hữu thị phần lớn hơn, phát triển vượt bậc hơn cũng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước hưởng ứng đầu tư phát triển. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng kinh tế doanh nghiệp là một nền kinh tế mới, trong đó bao gồm những doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ, lớn cùng nhau phát triển trong một xã hội hiện đại.

Dưới đây, Luật VN cung cấp một số thông tin về nền kinh tế trong xã hội hiện đại hiện nay. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo nhé.

Luật VN cùng với đội ngũ luật sư, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm thông tin đến khách hàng kinh tế trong môi trường hiện đại, đồng thời cung cấp dịch vụ thực hiện thành lập công ty/doanh nghiệp một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy liên hệ với luật  số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.

Kinh tế doanh nghiệp
Kinh tế doanh nghiệp

1. Khái niệm về nền kinh tế là gì?

Nền kinh tế (economy) là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một nước và GDP là đại lượng dùng để đánh giá quy mô của một nền kinh tế. Nó cho biết giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong thời kỳ nhất định.

2. Khái niệm doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường.

Cơ sở pháp lý: Theo mục 7 điều 1 chương 1 Luật doanh nghiệp 2014.

Doanh nghiệp theo xu hướng phát triển chiều hướng đi lên, theo đó pháp luật quy định cho các chủ thể có quyền lựa chọn những loại hình doanh nghiệp để thành lập và hoạt động là: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.

Sau đây là các hình thức pháp lý doanh nghiệp và đặc điểm của chúng:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty cổ phần:

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp tư nhân

  1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Trên đây là những thông tin đặc điểm nền kinh tế và đặc điểm về công ty/doanh nghiệp chuẩn xác nhất, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788