Bạn có một ít vốn cộng thêm những bề dày kinh nghiệm về kinh doanh và bạn muốn thành lập doanh nghiệp. Thành lập doanh nghiệp không phải dễ ngoài việc bạn phải có những điều kiện nhất định mới được thành lập công ty. Mặt khác bạn cũng cần trang bị cho mình rất nhiều thứ để có thể đứng vững trên thị trường. Vậy bạn đã biết cần chuẩn bị những gì trước khi thành lập công ty chưa? Hãy truy cập luatvn.vn hoặc Hotline/ Zalo: 0763.387.788 để được tư vấn kĩ hơn.
Mục lục
Những điều cần chuẩn bị để thành lập công ty
Để thành lập một doanh nghiệp bạn cần xác định và chuẩn bị rất nhiều thứ như tên công ty, trụ sở, hình thức kinh doanh như thế nào, ngành nghề nào kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp… Sau đây là cụ thể những việc mà bạn cần có trước khi thành lập doanh nghiệp.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Việc xác định loại hình doanh nghiệp nào để hoạt động hiệu quả nhất là điều mà bạn cần xác định rõ ràng và đúng đắn bởi nó quyết định cách khách hàng biết đến bạn. Hiện nay, ở Việt Nam có 5 loại hình chính để doanh nghiệp lựa chọn như:
- Công ty TNHH 1 thành viên: Do 1 cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ hoặc có thể thuê đại diện pháp luật, chịu trách nhiệm hữu hạn trong vốn điều lệ đã góp.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Là doanh nghiệp phải đảm bảo số lượng từ 2- 50 thành viên cùng nhau góp vốn, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ hoặc có thể thuê đại diện pháp luật, chịu trách nhiệm hữu hạn trong vốn điều lệ đã góp.
- Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp phải đảm bảo số lượng từ 3 thành viên trở lên và có thể thuê đại diện pháp luật; công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn trong vốn điều lệ đã góp.
- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên trở lên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung là thành viên hợp danh. Ngoài thành viên hợp danh thì công ty có thể thêm thành viên góp vốn, và phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một tư nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản của cá nhân mình.
Tên doanh nghiệp
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 1 cái tên và cái tên đó phải gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi nó quyết định thương hiệu của doanh nghiệp, là một phần giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm của mình. Chính vì vậy tên doanh nghiệp cũng được pháp luật quy định chặt chẽ như:
- Tên doanh nghiệp phải được viết bằng Tiếng Việt có kèm theo chữ số và kí hiệu nhưng phải phát âm được đồng thời đảm bảo các quy định: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Không được sử dụng tên của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị xã hội để đặt tên cho doanh nghiệp mình.
- Không được đặt tên trùng với các doanh nghiệp khác đã đăng kí tránh gây hiểu lầm.
Trụ sở của công ty
Trụ sở của công ty là một trong những yếu tó quan trọng quyết định đến việc phát triển của doanh nghiệp. Một địa điểm phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố giúp khách hàng biết đến bạn nhanh nhất. Chính vì vậy trụ sở công ty cần phải:
- Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng như số nhà, tên phố hoặc tên xã phường, thị trấn, huyện, thành phố, tỉnh, số điện thoại, fax, email, thư điện tử( nếu có).
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện trước pháp luật là người quản lý có trách nhiệm về tất cả mọi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp. Chính vì vậy người quản lý đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc, giám đốc, Chủ tịch hội đồng thành viên,Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Người đại diện Pháp luật phải là người là người cư trú tại Việt Nam, Trường hợp vắng mặt tại Việt Nam tren 30 ngày thì phải có ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định.
- Nếu người đại diện Pháp luật là người nước ngoài thì phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng kí và không cần chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào.
Ngành nghề đăng kí kinh doanh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh rất quan trọng, quyết định lựa chọn đúng ngành nghề kinh doanh thì sẽ rất thuận lợi trong việc làm hồ sơ đăng kí kinh doanh, mặt khác sẽ giúp khách hàng chào đọn bạn dễ dàng hơn. Đồng thời khi chọn ngành nghề cần chú ý những ngành nghề mà hiện pháp luật đang cấm để có thể tiến hành đăng kí thuận lợi hơn.
Danh sách các thành viên / cổ đông tham gia vào góp vốn
Việc tìm được những thành viên/ cổ đông tham gia vào góp vỗn và cùng chịu những rủi ro cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp cức kì khó. Đòi hỏi doanh nghiệ phải tìm những người đáng tin cậy, đồng quan điểm và cùng chung ý tưởng… Sau khi tìm được các thành viên / cổ đông tiềm năng thì bạn tiến hành lập danh sách với nhiều thông tin rõ ràng về vốn cũng như điều kiện cụ thể để đăng kí với cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ thành lập công ty
Sau khi đã xác định rõ ràng những vấn đề trên thì bạn tiến hành chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục thành lập công ty, hồ sơ bao gồm:
- CMND/ hộ chiếu của thành viên công ty( bản sao công chứng) không quá 3 tháng và còn hiệu lực trong vòng 15 năm.
- Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách chứng chỉ hành nghề trường hợp đối với ngành nghề cần chứng chỉ.
- Danh sách các thành viên / cổ đông áp dụng cho công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Thông qua bài viết này cũng đã giúp phần nào các bạn hình dung ra cần chuẩn bị những gì trước khi thành lập công ty. Nếu bạn vẫn còn có những lăn tăn chưa hiểu hết, bạn có thể truy cập luatvn.vn, Hotline/ Zalo: 0763.387.788 để được tư vấn chi tiết.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN