Mỗi Doanh nghiệp kinh doanh đều cần có nhãn hiệu để khách hàng biết đến. Tuy nhiên, để nhãn hiệu được hợp pháp và không vi phạm pháp luật thì hãy xem qua hướng dẫn dưới đây. Hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi nhé!
Trong bài viết này Luật Quốc Bảo xin gửi đến quý khách cách đăng ký nhãn hiệu
Quý khách tham khảo thêm: Đăng ký nhãn hiệu Luật Quốc Bảo
Mục lục
1. Các điều kiện để đăng ký nhãn hiệu được hợp pháp:
– Nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
2. Nhãn hiệu không được phạm những điều cấm như sau:
– Gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
– Gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế.
– Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
– Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
– Gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
– Gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng
– Gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
3. Nhãn hiệu hợp pháp có các yếu tố phân biệt dưới đây:
– Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ
– Không tạo ra hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng
– Không có dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
– Không dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ
– Không dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
– Gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng
– Không có dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ
Quý khách tham khảo thêm: Đăng ký nhãn hiệu Luật Quốc Bảo
4. Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
– Tờ khai
5. Trình tự thực hiện đăng ký nhãn hiệu
– Bước 1: Tiếp nhận đơn
• Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
• Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
– Bước 3: Công bố đơn
• Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
• Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009
2. Tham khảo Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại:
https://dichvucong.gov.vn.
Trên đây là những bước để đăng ký nhãn hiệu.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN