Tại siêu thị thường có số lượng hàng hóa phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại phục vụ văn minh, hiện đại. Thế nên việc mua sắm trong các siêu thị đang trở thành xu hướng của người dân. Điều này đồng nghĩa với việc các siêu thị mini cũng không ngừng được ra đời, phát triển với tốc độ chóng mặt.
Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa thực phẩm trong siêu thị thật sự đảm bảo vệ sinh ATTP, cơ quan nhà nước đã ra quyết định bắt buộc phải có giấy phép vệ sinh ATTP cho siêu thị mini. Vậy làm thế nào để có được loại giấy phép này để hoạt động kinh doanh sớm được khởi động?
Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để được luật sư tư vấn
Mục lục
- 1 Siêu thị mini bắt buộc phải có giấy phép vệ sinh ATTP
- 2 Điều kiện xin giấy phép vệ sinh ATTP cho siêu thị mini
- 3 Thủ tục xin giấy phép vệ sinh ATTP cho siêu thị mini
- 3.1 Bước 1: Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép với các tài liệu sau đây:
- 3.2 Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh ATTP cho siêu thị mini về Sở Công Thương (Trực thuộc Bộ Công Thương)
- 3.3 Bước 3: Sở Công Thương sẽ tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt hồ sơ.
- 3.4 Bước 4: Sau khi thẩm định, nếu kết quả siêu thị mini đã đạt được những tiêu chí về An toàn vệ sinh thực phẩm thì đoàn sẽ có biên bản đạt và cấp giấy phép An toàn thực phẩm.
- 4 Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị mini
Siêu thị mini bắt buộc phải có giấy phép vệ sinh ATTP
Phần lớn hàng hóa trong các siêu thị mini là thực phẩm, đồ uống. Và để thu hút khách hàng, giúp khách hàng yên tâm khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm, các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini thường cam kết cung cấp thực phẩm tươi sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khi đó, các bên cạnh việc thực hiện đúng cam kết, các siêu thị mini cần phẩm có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể là đảm bảo khu vực bày bán đúng tiêu chuẩn VSATTP, hạn chế các mối nguy hại từ bên ngoài vào trong thực phẩm, giữ chất lượng thực phẩm bên trong, thực phẩm bày bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn,….
Đây là quy định bắt buộc của nhà nước được nêu rõ trong luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 do quốc hội ban hành và có hiệu lực ngày 01/07/2011. Giấy phép vệ sinh ATTP do Bộ công thương hoặc Sở công thương các tỉnh thành cấp.
Các điều kiện, thủ tục làm giấy phép và những vấn đề liên quan quý khách có thể tham khảo tại:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010
- Thông tư 16/2012/TT-BYT
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-CT
Điều kiện xin giấy phép vệ sinh ATTP cho siêu thị mini
Trước khi làm thủ tục cấp giấy phép, các siêu thị mini cần phải đảm ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cơ quan chức năng nhà nước sẽ lập tức tiến hành kiểm tra các điều kiện này trực tiếp tại siêu thị. Vậy những điều kiện cần đáp ứng đó là gì?
- Thực phẩm trong siêu thị phải có nguồn gốc an toàn, có nhãn mác, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định
- Tuyệt đối nói không với thực phẩm giả, ôi thiu, quá hạn sử dụng, ô nhiễm hư hỏng biến chất
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động chế biến, kinh doanh thực phẩm trong siêu thị mini đảm bảo điều kiện VSATTP
Chỉ sử dụng chất phụ gia trong chế biến thực phẩm trong danh sách cho phép sử dụng của Bộ y tế
- Được trang bị đầy đủ thiết bị bảo quản, thực hiện đúng chế độ bảo quản thực phẩm
- Có đủ nước sạch phục vụ cho chế biến và các hoạt động của siêu thị mini
- Khu chế biến và khu bày bán, khu vực thực phẩm chín và thực phẩm sống, khu dịch vụ ăn uống và các khu vực khác phải cách biệt nhau, được quy hoạch, sắp xếp bố trí theo nguyên tắc ngành, hàng
- Khu dịch vụ ăn uống đảm bảo VSATTP
- Có nhà vệ sinh, bồn rửa tay cho khách hàng khi đến siêu thị mini
- Nhân viên và chủ siêu thị mini phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe và đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo thực hành tốt vệ sinh cá nhân
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh ATTP cho siêu thị mini
Để giúp các chủ siêu thị mini làm đúng, làm đủ ngay từ lần đầu và đảo bảo lợi ích lâu dài, tránh phát sinh rắc rối không mong muốn, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết cách làm thủ tục xin giấy phép ATTP như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép với các tài liệu sau đây:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận ATTP;
- Bản sao y bản chính giấy đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tại siêu thị mini;
- Sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh
- Giấy chứng nhận đã tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ siêu thị mini và nhân viên;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh ATTP cho siêu thị mini về Sở Công Thương (Trực thuộc Bộ Công Thương)
Bước 3: Sở Công Thương sẽ tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt hồ sơ.
Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ gửi văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hàng thành lập đoàn thẩm định tại siêu thị
Bước 4: Sau khi thẩm định, nếu kết quả siêu thị mini đã đạt được những tiêu chí về An toàn vệ sinh thực phẩm thì đoàn sẽ có biên bản đạt và cấp giấy phép An toàn thực phẩm.
Nếu kết quả chưa đạt thì có văn bản thông báo để cơ sở nhanh chóng khắc phục và đoàn thẩm tra sẽ tiến hành thẩm định lại
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý khách tháo gỡ được những khó khăn và thắc mắc trong việc xin giấy phép vệ sinh ATTP cho siêu thị mini.
Để từ đó thực hiện đúng các thủ tục theo quy định mà nhà nước đã ban hành, giúp cho việc kinh doanh suôn sẻ và thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp, quý khách liên hệ với Luật Quốc Bảo Hotline: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com.
Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị mini
Lệ phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần
- Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần
- Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ
- Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….trong và sau khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP
Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Mức phí là 500.000 đồng/lần và được áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng đủ các điều kiện liên quan tới giấy phép vệ sinh ATTP.
Phí thẩm định cơ sở xin cấp giấy chứng nhận ATTP
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn đến 500 suất ăn: 600.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên: 700.000 đồng/lần/cơ sở
Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP định kỳ
- Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 500.000 đồng/lần/cơ sở
BÀI VIẾT LIÊN QUAN