Quyết định 596: 7 lưu ý cho người tham gia bảo hiểm nhất định bạn phải biết

Quyết định 595/QĐ-BHXH đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/5/2017, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định quan trọng chưa được biết đến. Dưới đây là tổng hợp 7 điểm đáng lưu ý cho người tham gia bảo hiểm của quyết định này.

1. 5 đối tượng phải tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm

Tham gia bảo hiểm là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ của nhiều người. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, 05 nhóm đối tượng dưới đây bắt buộc phải tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp):

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn;

– Người làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người sử dụng lao động: cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác… và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

(theo Điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Lưu ý cho người tham gia bảo hiểm về đối tượng bắt buộc
Lưu ý cho người tham gia bảo hiểm về đối tượng bắt buộc

2. Mức lương tháng đóng bảo hiểm có nhiều thay đổi

Theo khoản 2 Điều 6 Quyết định 595, từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó:

Phụ cấp lương là các khoản để bù đắp về điều kiện lao động, sinh hoạt, tính phức tạp của công việc, độ thu hút lao động mà mức lương chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh, nặng nhọc, độc hại, thâm niên…

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở… và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Trước đây, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm chỉ là mức lương và phụ cấp lương.

Đồng thời, mức lương tháng đóng bảo hiểm tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Cụ thể:

– Mức lương tháng tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau:

+ Vùng I là 4,18 triệu đồng/tháng;

+ Vùng II là 3,71 triệu đồng/tháng;

+ Vùng III là 3,25 triệu đồng/tháng;

+ Vùng IV là 2,92 triệu đồng/tháng.

Chi tiết tại đây.

– Mức lương tháng tối đa đóng BHXH, BHYT là 20 x 1,49 triệu đồng = 29,8 triệu đồng/tháng (từ 01/7/2019).

– Mức lương tháng tối đa đóng BHTN là 20 x 4,18 triệu đồng = 83,6 triệu đồng/tháng (vùng I).

Ngoài ra, người lao động cùng lúc có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng ký kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất.

3. Tỷ lệ đóng bảo hiểm của người lao động là bao nhiêu?

Mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện theo tỷ lệ dưới đây:

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào lương của người lao động

Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động

Tổng cộng

BHXH

8%

17%

25%

BHYT

1,5%

3%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

0,5%

0,5%

Tổng tỷ lệ trích

10,5%

21,5%

(theo Điều 5, Điều 14, Điều 18 và Điều 22 Quyết định 595)

Như vậy, để tham gia bảo hiểm, hàng tháng:

– Người lao động phải trích 10,5% tiền lương;
– Người sử dụng lao động phải trích 21,5% chi phí.

4. Có nhiều phương thức đóng cho người tham gia được lựa chọn

Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu ra 03 phương thức đóng BHXH, BHYT và BHTN được áp dụng hiện nay:

Đóng hàng tháng

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng bảo hiểm từ quỹ lương tháng của những người tham gia bảo hiểm và từ lương tháng của từng người lao động theo tỷ lệ nêu trên, chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.

Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

Phương thức này áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư và diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán.

Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Có nhiều phương án đóng bảo hiểm xã hội
Có nhiều phương án đóng bảo hiểm xã hội

Đóng theo địa bàn

Phương thức này phụ thuộc vào trụ sở của đơn vị tham gia bảo hiểm. Theo đó, đơn vị đóng trụ sở chính trên địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng bảo hiểm tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

Nếu doanh nghiệp có chi nhánh thì chi nhánh hoạt động tại địa bàn nào thì đóng bảo hiểm tại địa bàn đó.

5. Hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Khi tham gia bảo hiểm lần đầu, kể cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động cũng khó có thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, Quyết định này đã hướng dẫn khá chi tiết vấn đề này.

Thứ nhất, về hồ sơ

Người lao động đang làm việc khi tham gia bảo hiểm phải điền đầy đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung giấy tờ chứng minh (nếu có).

Trong khi đó, đơn vị sử dụng lao động phải chuẩn bị 03 loại giấy tờ: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) và Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Lưu ý: Các loại giấy tờ nêu trên nếu không bắt buộc là bản chính thì có thể nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được công chứng, chứng thực.

Thứ hai, về trình tự thực hiện

  • Bước 1: Đơn vị sử dụng lao động tập hợp đủ hồ sơ nêu trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi đơn vị có trụ sở hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh theo một trong các hình thức: giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
  • Bước 3: Nhận kết quả (sổ BHXH, thẻ BHYT) từ cơ quan BHXH theo các hình thức đăng ký.

Ngoài thủ tục nêu trên, Quyết định này còn liệt kê một cách cụ thể thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện của các thủ tục khác như đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT; cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT…

6. Thời hạn giải quyết hồ sơ được rút ngắn

Đây là một trong những điểm đáng lưu ý quan trọng mà người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động cần nắm chắc để bảo đảm quyền lợi cho mình.

Từ 01/5/2017, thời hạn giải quyết hồ sơ được rút ngắn đáng kể như:

– Thời hạn cấp mới sổ BHXH (cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện) tối đa là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (thay vì tối đa 20 ngày làm việc đối với BHXH bắt buộc và 7 ngày làm việc đối với BHXH tự nguyện);

– Thời hạn điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (trước đây là 10 ngày làm việc);

– Thời hạn cấp mới thẻ BHYT tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (thay vì tối đa 07 ngày làm việc);

– Thời hạn cấp lại, đổi thẻ BHYT khi thay đổi thông tin tối đa 02 ngày, không thay đổi thông tin thì nhận được trong ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

7. Thay đổi nhiều biểu mẫu tiện ích cho người tham gia

Để phù hợp với pháp luật hiện hành, Quyết định 595/QĐ-BHXH đã ban hành kèm theo Phụ lục về hệ thống chứng từ, sổ cũng như mẫu biểu thay thế cho Phụ lục trước đó tại Quyết định 959/QĐ-BHXH.

Cuối mỗi biểu mẫu này luôn có những hướng dẫn soạn, lập chi tiết kèm theo giúp người tham gia kê khai và đơn vị sử dụng thống kê, báo cáo một cách rõ ràng, chính xác nhất.

(Nguồn: Tổng hợp)

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788