Mã ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu theo quy định hiện hành

Mã ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu là gì? Theo quy định hiện hành thì khi kinh doanh ngành nghề thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, phế liệu, doanh nghiệp/công ty cần phải đăng ký mã ngành nào? Dưới đây là một số thông tin cơ bản về mã ngành mà Luật Quốc Bảo biên soạn, mời Quý khách cùng tham khảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ vấn đề gì liên quan, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí và đảm bảo tận tình, uy tín nhất.

Mục lục

Mã ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, phế liệu gồm: Thu gom rác thải không độc hại; Thu gom rác thải độc hại; Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại; Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại; Tái chế phế liệu; Tái chế phế liệu phi kim loại;

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4.

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty

Mã ngành thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, phế liệu
Mã ngành thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, phế liệu

Mã ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu

38: HOẠT ĐỘNG THU GOM, XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY RÁC THẢI, TÁI CHẾ PHẾ LIỆU

Ngành này gồm: Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải. Nó còn gồm việc chuyên chở rác thải; gồm hoạt động của các cơ sở tái chế phế liệu (tức là việc phân loại sắp xếp các nguyên, vật liệu có thể giữ lại từ vật thải).

381: Thu gom rác thải

Nhóm này gồm: Việc thu gom rác thải từ hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh bằng túi, xe rác và thùng chứa, v.v… Nó bao gồm việc thu gom rác thải độc hại và không độc hại ví dụ như rác thải từ hộ gia đình, ắc qui đã qua sử dụng, dầu và mỡ nấu đã qua sử dụng, dầu thải ra từ tàu thuyền và dầu đã dùng của các gara ôtô, rác thải từ công trình xây dựng và bị phá hủy.

3811 – 38110: Thu gom rác thải không độc hại

Nhóm này gồm:

– Thu gom các chất thải rắn không độc hại (rác từ nhà bếp) trong khu vực địa phương, như là việc thu gom các rác thải từ hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh bằng các túi rác, xe rác, thùng chứa, v.v… có thể lẫn lộn cả các nguyên liệu có thể giữ lại để sử dụng;

– Thu gom các nguyên liệu có thể tái chế;

– Thu gom dầu và mỡ ăn đã qua sử dụng;

– Thu gom rác thải trong thùng rác ở nơi công cộng;

– Thu gom rác thải từ công trình xây dựng và bị phá hủy;

– Thu gom và dọn dẹp các mảnh vụn như cành cây và gạch vỡ;

– Thu gom rác thải đầu ra của các nhà máy dệt;

– Hoạt động của các trạm gom rác không độc hại.

Loại trừ:

– Thu gom rác độc hại được phân vào nhóm 3812 (Thu gom rác thải độc hại);

– Hoạt động của khu đất cho tiêu hủy rác thải không độc hại được phân vào nhóm 3821 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);

– Hoạt động của các cơ sở nơi mà nguyên, vật liệu có thể tái sử dụng đang ở dạng hỗn hợp như giấy, nhựa v.v… cần được phân loại riêng được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).

3812: Thu gom rác thải độc hại

Nhóm này gồm: Việc thu gom rác thải độc hại ở dạng rắn hoặc dạng khác như chất gây nổ, chất gỉ sét, chất dễ cháy, chất độc, chất kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Nó có thể được phân loại, xử lý, đóng gói và dán nhãn chất thải cho mục đích vận chuyển.

Loại trừ:

Việc khôi phục và dọn sạch các toà nhà hư hỏng, các khu mỏ, các vùng đất, nước mặt bị ô nhiễm như việc loại bỏ các amiăng được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác).

38121: Thu gom rác thải y tế

Nhóm này gồm: Thu gom rác thải từ các cơ sở y tế.

38129: Thu gom rác thải độc hại khác

Nhóm này gồm:

– Thu gom các loại rác thải độc hại ở dạng rắn hoặc dạng khác như chất gây nổ, chất gỉ sét, chất dễ cháy, chất độc, chất kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường;

– Thu gom dầu đã qua sử dụng từ tàu thuyền hoặc gara;

– Thu gom rác thải độc hại sinh học;

– Ắc qui đã qua sử dụng;

– Hoạt động của các trạm chu chuyển các chất thải độc hại.

382: Xử lý và tiêu hủy rác thải

Nhóm này gồm: Việc xử lý trước khi bỏ đi các loại rác thải theo các cách thức đa dạng bằng các phương tiện khác nhau, cũng như xử lý rác thải hữu cơ với mục đích tiêu hủy; xử lý và tiêu hủy các động vật sống hoặc chết bị nhiễm độc và các chất thải hư hỏng khác; xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ đang chuyển trạng thái của các bệnh viện, vứt bỏ rác thải trên mặt đất hoặc dưới nước; chôn lấp rác thải; tiêu hủy các hàng hóa đã qua sử dụng như tủ lạnh nhằm mục đích loại bỏ các chất thải gây hại; tiêu hủy các chất thải bằng cách đốt cháy. Nhóm này còn bao gồm cả việc phát điện kết quả từ xử lý đốt chất thải.

Loại trừ: Xử lý và tiêu hủy nước thải được phân vào nhóm 3700 (Thoát nước và xử lý nước thải).

3821 – 38210: Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại

Nhóm này gồm:

Việc xử lý trước khi tiêu hủy và xử lý khác đối với các chất thải rắn và không rắn không độc hại, như:

+ Hoạt động của các khu đất dùng cho tiêu hủy rác thải không độc hại,

+ Tiêu hủy rác thải không độc hại bằng cách đốt cháy hoặc thiêu hủy hoặc bằng các phương pháp khác có hoặc không có dẫn đến sản xuất điện hoặc hơi nước, các nhiên liệu thay thế, khí đốt sinh học, tro, tro bay hoặc các sản phẩm cho mục đích sử dụng khác,

+ Xử lý rác thải hữu cơ để tiêu hủy.

+ Sản xuất phân compốt từ chất thải hữu cơ.

Loại trừ:

– Đốt, thiêu hủy rác thải nguy hiểm được phân vào nhóm 38229 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác);

– Hoạt động của các cơ sở mà nguyên, vật liệu có thể tái sử dụng đang ở dạng hỗn hợp như giấy, nhựa, lon đựng đồ uống đã dùng và kim loại, cần được phân loại riêng được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu);

– Khử độc và làm sạch đất, nước; tiêu hủy các vật liệu nhiễm độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác).

3822: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại

Nhóm này gồm: Việc lọc bỏ xử lý trước khi đưa vào tiêu hủy các chất thải độc hại dạng rắn và không rắn, gồm các chất thải như chất gây nổ, chất gỉ sét, dễ cháy, chất độc, kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.

Loại trừ:

– Đốt chất thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại),

– Khử độc và làm sạch đất, mặt nước; tiêu hủy các nguyên vật liệu độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác),

– Tái xử lý nhiên liệu hạt nhân được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản).

38221: Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế

Nhóm này gồm: Hoạt động của các phương tiện xử lý và tiêu hủy rác thải từ các cơ sở y tế.

38229: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các phương tiện xử lý rác thải độc hại;

– Xử lý và tiêu hủy các động vật sống và chết bị nhiễm độc và các chất thải gây bệnh khác;

– Thiêu hủy rác thải độc hại;

– Tiêu hủy các hàng hóa đã qua sử dụng như tủ lạnh để loại trừ các chất thải gây hại;

– Xử lý, tiêu hủy và cất giữ các chất thải hạt nhân phóng xạ như:

+ Xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ đang chuyển trạng thái tức là những chất đang phân hủy trong quá trình vận chuyển từ bệnh viện,

+ Đóng gói, chuẩn bị các điều kiện và các hoạt động xử lý khác đối với chất thải hạt nhân để cất giữ.

383 – 3830: Tái chế phế liệu

Nhóm này gồm: Quá trình chế biến các loại phế liệu, phế thải từ kim loại và phi kim loại thành dạng nguyên liệu thô mới để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Quá trình chế biến được sử dụng kỹ thuật cơ học hoặc hoá học. Gồm việc tái chế các nguyên liệu từ các chất thải theo dạng là lọc và phân loại những nguyên liệu có thể tái chế từ các chất thải không độc hại (như là rác nhà bếp) hoặc lọc và phân loại các nguyên liệu có thể tái chế ở dạng hỗn hợp, ví dụ như giấy, nhựa, hộp đựng đồ uống đã qua sử dụng và kim loại thành các nhóm riêng.

Loại trừ:

– Sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh mới từ nguyên liệu thô thứ sinh (tự hoặc không tự sản xuất) như làm bột giấy từ giấy, giấy loại, đắp lại lốp xe hoặc sản xuất kim loại từ các mảnh vụn kim loại được phân vào các nhóm ngành tương ứng trong ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo);

– Xử lý lại nhiên liệu hạt nhân được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản);

– Xử lý và tiêu hủy rác thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);

– Xử lý các rác thải hữu cơ để tiêu hủy được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);

– Tái chế năng lượng từ việc xử lý đốt các chất thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty

– Tiêu hủy hàng hóa đã qua sử dụng như tủ lạnh để tránh rác thải gây hại được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);

– Xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ đang chuyển trạng thái từ các bệnh viện được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);

– Xử lý và tiêu hủy chất thải độc, chất thải gây ô nhiễm được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);

– Tháo dỡ ô tô, máy tính, tivi và các thiết bị khác để thu và bán lại các bộ phận có thể dùng được được phân vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác);

– Bán buôn các nguyên liệu có thể tái chế được phân vào nhóm 4669 (Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu).

38301: Tái chế phế liệu kim loại

Nhóm này gồm:

– Nghiền cơ học đối với chất thải kim loại như ô tô đã bỏ đi, máy giặt, xe đạp với việc lọc và phân loại được thực hiện tiếp theo;

– Tháo dỡ ô tô, máy tính, tivi và các thiết bị khác để tái chế nguyên liệu;

– Thu nhỏ các tấm kim loại lớn như các toa xe đường sắt;

– Nghiền nhỏ các rác thải kim loại, như các phương tiện xe không còn dùng được nữa;

– Các phương pháp xử lý cơ học khác như cắt, nén để giảm khối lượng;

– Phá hủy tàu.

38302: Tái chế phế liệu phi kim loại

Nhóm này gồm:

– Tái chế phi kim loại không phải rác thải trong nhiếp ảnh ví dụ như dung dịch tráng hoặc phim và giấy ảnh;

– Tái chế cao su như các lốp xe đã qua sử dụng để sản xuất các nguyên liệu thô mới;

– Phân loại và tổng hợp nhựa để sản xuất các nguyên liệu thô mới như làm ống, lọ hoa, bảng màu và những thứ tương tự;

– Xử lý (làm sạch, nóng chảy, nghiền) rác thải bằng nhựa hoặc cao su để nghiền thành hạt nhỏ;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty

– Đập nhỏ, làm sạch và phân loại thủy tinh;

– Đập nhỏ, làm sạch và phân loại các rác thải khác như rác thải từ đống đổ nát để sản xuất các nguyên liệu thô;

– Xử lý dầu và mỡ ăn qua sử dụng thành nguyên liệu thô;

– Xử lý chất thải từ thực phẩm, đồ uống, thuốc lá và chất còn dư thành nguyên liệu thô mới.

Mã ngành thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, phế liệu
Mã ngành thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, phế liệu

Điều kiện và Thủ tục thành lập Công ty ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu

Nắm bắt những nhu cầu thiết yếu về vấn đề xử lý rác thải ngày càng tăng cao cả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt hằng ngày, nên ngày càng có nhiều nhà kinh doanh có mong muốn được thành lập công ty thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn khá nhiều nhà kinh doanh dù có mong muốn thành lập nhưng lại chưa thật sự nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập Công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề trên.

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp

– Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường

– Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường

– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu

Điều kiện thành lập công ty thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, phế liệu

Mã ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu

  1. Hoạt động của nhóm ngành thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu

Ngành này gồm: Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải. Nó còn gồm việc chuyên chở rác thải; gồm hoạt động của các cơ sở tái chế phế liệu (tức là việc phân loại sắp xếp các nguyên, vật liệu có thể giữ lại từ vật thải).

  1. Điều kiện kinh doanh ngành nghề ngành thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu

Theo quy định của pháp luật hiện nay, ngành Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại

Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép xử lý CTNH phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý CTNH gồm:

  1. Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
  3. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
  4. Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
  5. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

(Căn cứ khoản 11 Điều 7 Nghị định 136/2018/NĐ-CP)

Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

“1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

  1. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

  2. Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

  3. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

  4. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.

  5. Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.

  6. Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
  7. Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

  8. a) Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;

  9. b) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;

  10. c) Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).

  11. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý đối với các trường hợp nêu tại Khoản 10 Điều này.

(Căn cứ: Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Nghị định 40/2019/NĐ-CP)

Quy định về thủ tục thành lập công ty ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu

Mã ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

– Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

– Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Địa chỉ trụ sở:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

– Vốn điều lệ:

Đối với Công ty hoạt động ngành thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa. Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó.

– Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể chuyên về ngành thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu hoặc kinh doanh thêm những ngành nghề phụ bên cạnh các ngành nghề về ngành thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu

Lưu ý:

Doanh nghiệp tham khảo quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và thêm mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực ngành thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

+ Mã ngành 3811: Thu gom rác thải không độc hại

+ Mã ngành 3812: Thu gom rác thải độc hại

+ Mã ngành 3821: Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại

+ Mã ngành 3822: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại

+ Mã ngành 3830: Tái chế phế liệu

+ Mã ngành 3900: Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

– Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

– Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần (Thông tư 47/2019/TT-BTC)

Câu hỏi thường gặp:

Mã ngành thu gom xử lý tiêu hủy rác thải phế liệu

1. Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty.

Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Các loại thuế, lệ phí phải đóng sau khi thành lập công ty?

– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.

– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.

Trên đây là một số thông tin cần thiết và cụ thể về Mã ngành thu gom, xử lý tiêu hủy rác thải, phế liệu. Hãy đến với Luật Quốc Bảo, Quý bạn sẽ an tâm thực hiện, dưới chi phí phù hợp và giá cả phải chăng. Trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788