Mức phạt khi không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là thứ không thể thiếu đối với bất cứ cơ sở nào. Tuy nhiên hiện nay, không phải cơ sở kinh doanh thực phẩm nào cũng có giấy phép, đặc biệt và các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Vậy đối tượng nào cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm? Mức phạt khi không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

muc-phat-khi-khong-co-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham

Các đối tượng cần có Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định

 
Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
 
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 8 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ – CP)
 
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
 
3. Sơ chế nhỏ lẻ. Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ là cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
 
4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
 
5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
 
6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
 
7. Nhà hàng trong khách sạn;
 
8. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
 
9. Kinh doanh thức ăn đường phố;
 
10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, ngoài những đối tượng đã nêu ở trên, thì còn lại các đối tượng kinh doanh thực phẩm khác đều thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn không thuộc những nhóm trên thì bạn sẽ phải làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm nếu không muốn bị phạt.

Quy định về mức phạt khi không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, chủ cơ sở vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP sẽ bị xử phạt như sau:
 
1. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi cấp xã
 
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP thuộc phạm vi quản lý của cấp xã sẽ bị phạt theo định mức sau:
 
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
 
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
 
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
2. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi cấp huyện
 
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện sẽ bị phạt theo định mức sau:
 
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
 
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
 
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
3. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi cấp tỉnh, TP
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh, TP sẽ bị phạt theo định mức sau:
 
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
 
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
 
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.
Trên đây là một số thông tin về đối tượng cần làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và mức phạt khi vi phạm không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện làm giấy phép VSATTP theo đúng quy định sẽ giúp bạn đảm bảo không vi phạm pháp luật, và còn giúp công việc kinh doanh của mình được thuận lợi hơn. Nếu chưa biết xin giấy phép ATVSTP như thế nào, hãy liên hệ ngay với luatvn.vn để được các luật sư hàng đầu của chúng tôi hỗ trợ. Hoặc các bạn cũng có thể gọi đến số hotline 076 338 7788 để được tư vấn nhanh chóng.
Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788