Quy định về hội đồng trường mầm non

Hội đồng trường mầm non là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, nhà trẻ theo quy định của pháp luật. Huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, nhà trẻ. Gắn nhà trường, nhà trẻ với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Vậy hội đồng trường mầm non được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết chi tiết sau đây của Luatvn.vn

Cơ sở pháp lý:

Điều 18 Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định như sau:

Quy định về hội đồng trường mầm non

Hội đồng trường

Hội đồng trường đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục được gọi chung là Hội đồng trường. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, nhà trẻ, gắn nhà trường, nhà trẻ với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Cơ cấu tổ chức, nội quy hoạt động và thủ tục thành lập hội đồng trường công lập:

Cơ cấu tổ chức:

– Hội đồng trường công lập gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu (gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.

– Hội đồng trường có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Chủ tịch Hội đồng trường không nhất thiết là hiệu trưởng. Số lượng thành viên Hội đồng trường có 7 hoặc 9 người.

Quy định về hội đồng trường mầm non
Quy định về hội đồng trường mầm non

Quy định về nội quy hoạt động hội đồng trường mầm non công lập

– Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm học. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.

– Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội đồng trường trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Nghị quyết của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của Hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường, nhà trẻ;

– Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại Khoản 3 của Điều này. Khi Hiệu trưởng không nhất trí với nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường. Phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.

Trong khi chờ ý kiến của cấp trên, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường. Đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ trường mầm non.

Thủ tục thành lập:

– Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường. Tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường, nhà trẻ giới thiệu nhân sự. Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự và làm tờ trình gửi phòng giáo dục và đào tạo. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu. Thư ký hội đồng trường do Chủ tịch hội đồng trường chỉ định. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo công nhận Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng trường.

– Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền.  Công nhận, bổ sung các thành viên Hội đồng trường

Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường mầm non công lập:

– Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án. Kế hoạch đầu tư và phát triển của nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn và từng năm học;

– Quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ. Giới thiệu người để bổ nhiệm làm hiệu trưởng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

– Giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường. Việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

Quy định về hội đồng trường mầm non
Quy định về hội đồng trường mầm non

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, cơ cấu tổ chức, thủ tục thành lập và nội quy hoạt động của Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục

– Được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

Bài viết trên là những chia sẻ của Luatvn.vn về quy định hội đồng trường mầm non. Bạn đang mong muốn thành lập trường mầm non tư thục? Hãy đến với dịch vụ thành lập trường mầm non nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm, hiệu quả của Luatvn.vn. Chúng tôi cam kết mang lại cho bạn dịch vụ trọn gói thành lập trường uy tín tận tâm nhất

Hãy liên hệ hotline/zalo: 0763387788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất cho trường hợp của bạn.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788