Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhóm thực phẩm thuộc Bộ Y tế như thế nào?
Làm thế nào để xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhóm thực phẩm hay phải chuẩn bị những tài liệu, hồ sơ gì và cách soạn thảo tài liệu như thế nào cho đúng quy định, hợp lệ. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cũng như cung cấp quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhóm thực phẩm thuộc Bộ Y tế đến Quý khách hàng.
Quý khách còn chưa nắm được quy định cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay những thủ tục liên quan. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 55/2010/QH12
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
– Nghị định 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
II. Nhóm đối tượng thực phẩm nào thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế khi xin cấp Giấy chứng nhận VSATTP?
Nhóm đối tượng theo quy định:
– Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) (Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
– Thực phẩm chức năng.
– Các vi chất bổ sung vào thực phẩm.
– Phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
– Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm: cửa hàng; quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín; nhà hàng ăn uống; căng tin; cơ sở chế biến suất ăn sẵn; bếp ăn tập thể)
III. Quy trình thực hiện xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Lập hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản Lý ATTP tỉnh thành phố hoặc Cục/ Chi Cục An toàn thực phẩm.
Bước 2:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3:
Trường hợp hồ sơ có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung:
Trong 05 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho cơ sở, nêu rõ lý do. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung mà không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung:
Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định cơ sở (Trường hợp ủy quyền cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền).
Nếu kết quả thẩm định đạt thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong 05 ngày làm việc.
Nếu kết quả thẩm định chưa đạt và có thể khắc phục (thời gian khắc phục không quá 30 ngày). Sau khi khắc phục xong, cơ sở gửi báo cáo khắc phục về Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
– Trường hợp kết quả khắc phục đạt thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
– Trường hợp kết quả khắc phục không đạt thì có văn bản thông báo cho cho cơ sở và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
– Trường hợp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận: Thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi. Ngoài các trường hợp nêu trên, cơ sở nộp lại hồ sơ mới để được thẩm định cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Bước 4: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả.
2. Thành phần hồ sơ để chuẩn bị cho quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở).
(3) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
(4) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
(5) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
3. Phí, lệ phí cần phải chuẩn bị để thực hiện quy trình:
– Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
+ Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/ lần/cơ sở;
+ Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/ lần/cơ sở.
– Phí thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm: 2.500.000 đồng/01lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/01 lần/ cơ sở.
Trên đây là những thông tin Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhóm thực phẩm thuộc Bộ Y tế, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề xin Giấy phép hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN