Suy thoái kinh tế năm 2020 và những biến động trong đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã làm “xáo động” cuộc sống của người dân, suy thoái kinh tế năm 2020 trở nên trầm trọng: nguồn hàng khan hiếm khi các cửa khẩu bị cấm; giá cả ngày một tăng; nhiều người thất nghiệp; nhiều hoạt động kinh doanh bị phá sản,….

Suốt 2 tháng qua, Việt Nam đang gồng mình chống dịch Covid-19 và tình hình hiện tại đã được kiểm soát ngày càng chặt chẽ. Sự quyết tâm mang lại hy vọng cho người cả nước khi số lượng bệnh nhân nhiễm được chữa khỏi hoàn toàn tăng lên mỗi ngày. Dù chưa có sự thiệt hại về người nhưng đại dịch lần này đã gây lên biến động lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước.

Suy thoái kinh tế năm 2020 trên thế giới

Đại dịch lần này được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm và cần có sự góp sức của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Từ đội ngũ y, bác sỹ trực tiếp chữa trị đến lực lượng hỗ trợ (công an, quân đội, quốc phòng,…. và đặc biệt là người dân. Chấp hành mọi quyết sách của đất nước một cách có ý thức góp phần đảm bảo, ngăn hặn tối đa các rủi ro.

Số lượng ca tử vong trên thế giới hiện đã lên tới 6 con số và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bên cạnh đó, vấn đề kinh tế cũng đang ở mức bảo động.

Theo Moody’s thống kê, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các quốc gia thuộc nhóm G20 sẽ giảm khoảng 0,5%; Hoa Kỳ giảm 2%; khu vực đồng euro giảm 2,2%. Dự báo, mức tăng trưởng của Trung Quốc năm nay chỉ đạt 3,3% – thấp kỷ lục từ trước đến nay.

suy-thoai-kinh-te-2020-2
Suy thoái kinh tế 2020 ảnh hướng nghiêm trọng tới nhiều quốc gia

Riêng với Hoa Kỳ, ngân hàng Goldman Sachs dự báo GDP sụt giảm tới khoảng 3,8%. Các nước châu Âu có thể lên đến 5%.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng chung, đó là thâm hụt ngân sách và nợ công đã lên đến mức đỉnh điểm. Nguyên nhân một phần do chính sách đóng cửa, ngăn cấm các hoạt động giao thương; chuỗi cung ứng bị gián đoạn do không nhập được nguồn nguyên liệu, việc sản xuất bị đình trệ, công nhân không thể làm việc; lệnh phong tỏa được áp dụng toàn thành phố.

Thế nhưng, sức ảnh hưởng của đại dịch lần này không chỉ dừng lại ở năm 2020. Thậm chí có thể kéo dài thêm một vài năm tiếp theo.

Suy thoái kinh tế 2020 tại Việt Nam

Cùng chung số phận với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng phải gánh chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế trên tất cả các phương diện: giao thông, du lịch và phân phối hàng hóa, thiết bị, sản phẩm y tế, giáo dục, dệt may, giày da,…

Tình hình chung của các doanh nghiệp

Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) trên 1200 doanh nghiệp, nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng thì sẽ có 76% doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Nguyên nhân do không có doanh thu, và đương nhiên là không thể chi trả các chi phí cố định như lương nhân viên, thuê mặt bằng, nhập nguyên vật liệu,… Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 2 tháng, nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ tới 60%.

Hàng không thiệt hại tới 1 tỷ đồng

Đơn cử, hãng hàng không Việt Nam đã chấp nhận mức thiệt hại lên tới 1 tỷ đồng sau hơn 2 tháng hạn chế hoặc hủy bỏ một số đường bay. Và đến cuối năm, con số này có thể lên đến 25.000 tỷ đồng.

suy-thoai-kinh-te-2020-3
Suy thoái kinh tế 2020 khiến nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, lượng tiêu dùng giảm

Du lịch đóng cửa “vô thời hạn”

Các hoạt động du lịch, tham quan cũng “dính đòn”. Chỉ 2 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đã giảm khoản 2 triệu lượt, sau nửa năm có thể tăng đến 7 triệu, thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tính riêng của tập đoàn Sun Group. Cộng dồn tất cả các hãng du lịch thì sẽ là con số khủng đến “không thể tưởng”. Hàng trăm khách sạn phục vụ cũng phải đóng cửa tạm thời “vô thời hạn”.

Dệt may đánh mất 2 tỷ đồng

Ngành dệt may Việt Nam cũng đang đứng trên bờ vực “phá sản”. Nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài không thể nhập, sản xuất không thể xuất khẩu do hàng loạt đường biên, cửa khẩu bị phong tỏa. Dự đoán, nếu tình trạng này còn kéo dài thêm nửa tháng thì ngành dệt may phải đối mặt với mức lỗ từ 1,5 – 2 tỷ đồng.

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Đại dịch Covia-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý người dân, thay đổi cách sinh hoạt trở nên thận trọng hơn, có xu hướng tích trữ và thắt chặt chi tiêu. Điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bán lẻ khi sức mua cá nhân giảm mạnh trong thời gian tới.

suy-thoai-kinh-te-2020-4
Suy thoái kinh tế 2020 thay đổi tâm lý mua sắm của người tiêu dùng

Động thái của chính phủ

Nhằm ngăn chặn và hạn chế sự suy thoái kinh tế năm 2020 xuống mức thấp nhất, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều cải cách nhằm duy trì, ổn định và thúc đẩy kinh tế.

Các hãng hàng không đề xuất giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu bay, các dịch vụ hàng không có thể giảm tới 50 – 70%. Đồng thời, giảm lãi suất vay trong vòng  2 – 3 năm tiếp theo để khôi phục lại như thời điểm trước mùa dịch.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ưu tiên xem xét các quy định, xây dựng các chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, tốt nhất để các doanh nghiệp có cơ hội bứt phá ngay khi chấm dứt dịch.

Không chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp, chính phủ cũng chú trọng đến đời sống nhân dân với các hoạt động “kích cầu”.

Có thể nói, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống, bộ máy của thế giới nói chung hay Việt Nam nói riêng. Sự suy thoái kinh tế năm 2020 là “cú sốc” lớn. Dù Chính phủ, Nhà nước đã xây dựng hàng trăm kịch bản ứng phó nhưng hậu quả mà chúng mang lại là không thể xem nhẹ. Và mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức,… cần chủ động phương án của riêng mình để không “thụ động” khi có sự thay đổi.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788