Thành lập công ty sản xuất thương mại và những điều cần phải biết. Công ty sản xuất thương mại là một loại hình doanh nghiệp thực hiện sản xuất và kinh doanh hàng hóa trao đổi mua bán trên thị trường thương mại hiện nay. Vậy làm thế nào để một cá nhân hay một tổ chức có thể thực hiện thành lập công ty sản xuất thương mại để thực hiện ý tưởng, mục đích kinh doanh của mình. Hãy cùng Luật VN tìm hiểu vấn đề này nhé.
Luật VN cùng với đội ngũ luật sư, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm tư vấn cho Quý khách hàng thông tin thành lập công ty sản xuất thương mại và cung cấp dịch vụ thực hiện thành lập một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hãy liên hệ với luật VN số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội ban hành số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015.– Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp ngày 19 tháng 10 năm 2015.– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTG ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
II. Quy định thành lập công ty.
Căn cứ quy định pháp luật doanh nghiệp về đặt tên công ty như sau:
1. Đặt tên công ty
Tên công ty không được trùng lặp với các công ty khác đã có trước đó tính trên cả nước.
Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt
– Tên tiếng việt: Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
– Tên tiếng nước ngoài: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
2. Đặt địa chỉ trụ sở chính
– Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
III. Quy trình thực hiện hồ sơ thành lập công ty.
Bước 1: Lập hồ sơ
Hồ sơ thành lập công ty như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần).
- Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên (công ty TNHH 2 thành viên), cổ đông (trong công ty cổ phần).
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc cấp tỉnh – Phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 3: Khắc dấu tròn công ty
Sau khi có giấy phép và mã số thuế thì công ty phải tiến hành khắc dấu ở các đơn vị có chức năng khắc dấu tròn.
Sau khi khắc xong bạn phải làm thủ tục đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.
Dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật VN sẽ hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện những công việc như sau:
Trên đây là những thông tin về thành lập công ty sản xuất thương mại. Nếu như Quý khách hàng là những chủ thể có nhu cầu thành lập công ty và mong muốn thực hiện nhanh chóng, đơn giản để đi vào hoạt động kinh doanh trên thực tế kịp dự định thì hãy đến với dịch vụ của Luật VN
Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn thành lập công ty hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN